Lỗ đen, lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian (Phần 63)

Hiệp Khách Quậy lỗ đen, lỗ sâu đục, cỗ máy thời gian, jim al-khalili, Albert Einstein, thuyết tương đối đặc biệt, nguyên lí tương đương, tốc độ ánh sáng, du hành thời gian, nghịch lí vũ trụ Xin mời đọc tiếp.

Chương 8

LỖ SÂU ĐỤC

“Nhìn kìa,” cô ta nói, “tôi không phải chuyên gia về thuyết tương đối. Nhưng chúng ta không nhìn thấy những lỗ đen phải không? Chúng ta không rơi vào trong chúng phải không? Chúng ta không thoát ra khỏi chúng phải không? Một gram quan sát thì không đáng giá bằng một tấn lí thuyết ư?”

“Tôi biết, tôi biết,” Vagay nói, giọng ôn hòa. “Phải là cái gì đó khác chứ. Kiến thức vật lí của chúng ta không thể nào sai được. Phải không nào?”

Anh nêu câu hỏi cuối này với Eda, giọng có phần ai oán, nhưng cô ta chỉ đáp, “Một lỗ đen xuất hiện tự nhiên không thể nào là một đường hầm; chúng có những điểm kì dị không thể đi xuyên qua tại tâm của chúng.”

Carl Sagan, Contact

Hành trình của chúng ta đưa chúng ta từ lúc lỗ đen, những vũ trụ song song, một quá khứ và một tương lai đồng thời tồn tại cùng với hiện tại, không cái nào trong số này là chất liệu của truyện khoa học viễn tưởng cả. Chúng cũng chẳng phải là những suy đoán rộng hơn của một số ít những minh chứng khoa học. Tất cả những cái kì lạ này là kết quả của những năm tháng phát triển từng bước, một số phát triển đó nay được xem là những thực tế. Ví dụ, sự trôi chậm lại của thời gian do lực hấp dẫn không “chỉ là một lí thuyết có thể hóa ra sai lầm vào một ngày nào đó khi xuất hiện cái gì đó tốt hơn”, mà nó được chứng minh là đúng trên một nền tảng hợp thức trong các phòng thí nghiệm khoa học. Những quan điểm khác, cũng như những khả năng khác, có thể không trụ vững qua phép thử của thời gian hay tiếp tục chịu sự giám sát chặt chẽ của các nhà khoa học. Đôi khi một lí thuyết bị cho là sai rõ rệt nếu những dự đoán của nó mâu thuẫn với kết quả của một thí nghiệm nào đó, hoặc nó có thể được thay thế bởi một lí thuyết tốt hơn giải thích nhiều hiện tượng hơn và mang lại cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên.

Ngày nay, chúng ta có thể hợp lí tin rằng các thuyết tương đối tổng quát, mà chúng ta còn nhìn thấy những dấu hiệu không thể sai lẫn của chúng qua các kính thiên văn của chúng ta.

Lỗ sâu đục là một vấn đề hoàn toàn khác. Chúng cũng được phép bởi các phương trình của thuyết tương đối tổng quát mang lại một sự mô tả của chúng dưới dạng những thực thể trên lí thuyết. Nhưng, không giống như các lỗ đen, lỗ sâu đục vẫn còn là sự hiếu kì trên lí thuyết chứ chưa có bằng chứng thiên văn học cho sự tồn tại của chúng trong Vũ trụ thực. Tôi xin lỗi đã dập tắt ngọn lửa vui thích với việc dội một gáo nước lạnh lên những vật thể mà tôi chưa trình bày tới. Có lẽ đây chỉ là cơ chế phòng vệ của tôi trước sự kết tội từ phía những nhà vật lí khác rằng tôi đang tiến gần đến ranh giới giữa thực tế khoa học và tiểu thuyết viễn tưởng. Vì thế, để chứng minh chương này trước những người hoài nghi cố thủ những quan điểm của họ, tôi sẽ trích dẫn một đoạn ngắn từ phần mở đầu quyển sách của Matt Visser Lỗ sâu đục Lorentz: Từ Einstein đến Hawking với phần bổ sung thêm của tôi trong ngoặc vuông:

“Mặc dù vật lí học lỗ sâu đục là mang tính suy đoán, nhưng những lí thuyết vật lí cơ sở, bao gồm thuyết tương đối tổng quát và [cơ học] lượng tử, đều đã được kiểm tra và được chấp nhận rộng rãi. [Cho dù] nếu chúng ta thành công trong việc tự nhốt mình vào một góc khuất bao quanh bởi những mâu thuẫn và những cái tai hại không thể lường trước, thì hi vọng rằng loại thảm họa gặp phải đó sẽ hấp dẫn và chứa đựng nhiều thông tin.”

Như vậy, có lẽ lỗ sâu đục không tồn tại, nhưng ít nhất thì việc nghiên cứu chúng có thể giúp chúng ta tìm hiểu thêm một chút xem Vũ trụ của chúng ta hoạt động như thế nào. Vâng, và trong trường hợp bạn đang nghi vấn, chúng chẳng có dây mơ rễ má gì với những con sâu cả.

Lỗ đen, lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian

Lỗ đen, lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian

Jim Al-Khalili
Bản dịch của Thuvienvatly.com
Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm