Lỗ đen, lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian (Phần 1)

Hiệp Khách Quậy Với tham vọng mang đến thật nhiều tài nguyên tham khảo quý giá cho quý độc giả thân thiết của TVVL, sau khi hoàn thành tập sách Thiết kế vĩ đại của tác giả Stephen Hawking và Leonard Mlodinow, chúng tôi lại bắt tay vào biên dịch một tập sách... Xin mời đọc tiếp.

Với tham vọng mang đến thật nhiều tài nguyên tham khảo quý giá cho quý độc giả thân thiết của Thiết kế vĩ đại của tác giả Stephen Hawking và Leonard Mlodinow, chúng tôi lại bắt tay vào biên dịch một tập sách tham khảo mới. Lần này, chúng tôi giới thiệu một tập sách đã được xuất bản hồi 10 năm trước của tác giả Jim Al-Khalili. Một bộ sách rất hay, nên chúng tôi cũng không dành nhiều lời để giới thiệu. Các bạn cứ từ từ khám phá cùng chúng tôi nhé!

Lỗ đen, lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian

Nội dung

Lời nói đầu

Lời cảm ơn

Lời giới thiệu

KHÔNG GIAN

1. Chiều thứ tư

2. Sự hấp dẫn

3. Vũ trụ

4. Lỗ đen

THỜI GIAN

5. Thời gian đang biến đổi

6. Thời gian của Einstein

7. Nghịch lí du hành thời gian

CỖ MÁY THỜI GIAN

8. Lỗ sâu đục

9. Làm thế nào xây dựng một cỗ máy thời gian

10. Chúng ta biết được những gì?

Lời nói đầu

Trong vài năm trở lại đây, đã có một sự bùng nổ về số lượng sách vở và chương trình truyền hình phổ biến những ý tưởng và lí thuyết khoa học hiện đại và đưa chúng đến gần hơn với đông đảo công chúng. Chẳng biết thật sự có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề này hay không, nhưng một quyển sách viết về một đề tài luôn nhận được nhiều sự quan tâm hơn hết thảy: bản chất của không gian và thời gian và nguồn gốc của Vũ trụ của chúng ta? Có một hôm, tôi lướt qua một lượt website của một câu lạc bộ sách lớn trên Internet. Dưới danh mục khoa học và tự nhiên, tôi tìm tất cả những quyển sách có chứa từ “thời gian” trong tựa sách. Tôi tìm thấy 29 kết quả! Tất nhiên, cuốn Lược sử thời gian của Stephen Hawking là nổi trội nhất trong số này, nhưng còn có nhiều cuốn khác với tựa đề như Về thời gian, Sự ra đời của thời gian, Biên giới của thời gian, Dòng chảy của thời gian, và vân vân. Dường như câu hỏi bản chất của thời gian ở cấp độ cơ bản là một chù đề “nóng” hiện nay. Cái khiến tôi bất ngờ nhất là thấy nhiều cuốn trong số 29 tựa sách đã được xuất bản kể từ khi tôi bắt đầu viết cuốn sách này.

Những cây bút khoa học nổi tiếng như Paul Davies, John Gribbin, và Richard Dowkins đã là nguồn động viên đối với tôi khi tôi còn là sinh viên chưa tốt nghiệp hồi thập niên 1980. Nhưng họ trình bày những cái ai cũng đã biết. Họ nhắm vào những độc giả quen thuộc. Vì thế, tham vọng của tôi là viết một cuốn sách ở một cấp độ cơ bản hơn, nó sẽ giải thích một số ý tưởng và lí thuyết của vật lí hiện đại cho bất kì ai muốn tìm hiểu, tất nhiên phải làm sao thu hút họ đọc sách ngay từ những dòng đầu tiên. Tôi cũng cố gắng làm cho nội dung cuốn sách thân thiện, dễ hiểu, nhắm tới (có lẽ không thành công cho lắm) phong cách Stephen Hawking pha lẫn Terry Pratchett.

Nhiều nhà khoa học cho rằng những chủ đề khó như thuyết tương đối tổng quát Einstein chỉ có thể “làm ngơ” trước khi đạt tới một mức độ mà các lí giải không còn đúng nữa. Tôi ghét kiểu gọi đó”: làm ngơ. Nghe nó bề trên làm sao ấy. Và trong khi xã hội đang san phẳng giữa người này và người khác, không xem ai thông minh hơn ai, thì các nhà khoa học vốn chỉ là những người đã có nhiều năm được đào tạo để hiểu rõ thuật ngữ chuyên ngành, những khái niệm trừu tượng và những công thức toán học. Cái khó là phiên dịch những nội dung này thành lời và ý tưởng mà những người không qua đào tạo chuyên sâu có thể lĩnh hội được.

Cuốn sách này được viết với những độc giả nhỏ tuổi luôn ngự trị trong đầu tác giả. Tuy nhiên, nó dành cho bất cứ ai có sự hứng thú hay say mê. Cho dù bạn chưa hề đọc một cuốn sách khoa học nào từ năm 15 tuổi thì cũng không sao.

Vậy cuốn sách này đã ra đời như thế nào? Vâng, khoảng ba năm trước đây, trưởng khoa vật lí của tôi tại trường Đại học Surrey, Bill Gelletly, yêu cầu tôi có một bài giảng về “lỗ sâu đục”, đó là một bài trong loạt bài giảng dành cho sinh viên năm nhất bao quát nhiều chủ đề vật lí lí thú thuộc về vật lí hiện đại. Một chủ đề như vậy chắc chắn không phải là một phần của khóa học vật lí truyền thống dành cho sinh viên. Thật ra, những người hâm mô chương trình truyền hình Star Trek: Deep Space Nine có lẽ còn hiểu về lỗ sâu đục nhiều hơn nhà vật lí trung bình của bạn. Dẫu sao, tôi nghĩ chủ đề đó thật thú vị, và đã tiến hành tham khảo một số tài liệu cơ bản nhằm chuẩn bị cho bài giảng. Một ngày nọ, tôi thật bất ngờ bắt gặp trong số khán giả có nhiều sinh viên ngoài khóa học, cũng như nhiều nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ và cả nhân viên của trường. Dường như có cái gì đó kì diệu với chủ đề trên.

Mỗi năm, khoa của tôi gửi đi một danh sách giảng viên, trong số những nhân viên chính thức, và các tiêu đề bài giảng đến các trường trung học và cao đẳng ở địa phương. Đây chủ yếu là một chính sách quảng bá của khoa hi vọng những bài giảng này có vai trò nào đó trong việc thu hút thêm sinh viên mới. Tôi đưa bài giảng “lỗ sâu đục” của mình vào một trong số này. Với sự thành công của nó, tôi được Viện Vật lí yêu cầu làm Giảng viên Trường học năm 1998. Công việc là đi khắp đất nước, giảng cho trẻ 14 – 16 tuổi, với vài trăm khán giả mỗi lượt. Và, sau khi chuẩn bị kĩ lưỡng cho đợt thuyết giảng này, tôi nhận thấy mình đã tích lũy quá nhiều chất liệu hấp dẫn để đưa vào bài giảng một giờ đồng hồ và quyết định viết thành một cuốn sách.

Tôi đã cố gắng cập nhật thông tin càng mới càng tốt. Thật vậy, khi nhà xuất bản gửi bản thảo về cho tôi sửa chữa và hiệu chỉnh lần cuối, tôi đã sửa hoàn toàn chương nói về vũ trụ học. Do những khám phá thiên văn học gần đây, nhiều ý tưởng về kích cỡ và hình dạng của Vũ trụ đã thay đổi trong một vài tháng ngắn ngủi kể từ khi tôi viết chương đó.

Jim Al-Khalili

Portsmouth, Anh quốc, tháng 7/1999

 

Lỗ đen, lỗ sâu đục và cỗ máy thời gian
Jim Al-Khalili

 | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm