Thí nghiệm lạnh nhất Trái đất

Hiệp Khách Quậy Bang California ở Mĩ có lẽ đang chịu một đợt hạn hán khủng khiếp, nhưng một góc nhỏ của xứ sở hoàng kim này hiện nay là nơi lạnh nhất trên Trái đất. Mảng siêu lạnh nhỏ xíu này được tạo ra tại Đại học Stanford bởi Mark Kasevich và... Xin mời đọc tiếp.

Bang California ở Mĩ có lẽ đang chịu một đợt hạn hán khủng khiếp, nhưng một góc nhỏ của xứ sở hoàng kim này hiện nay là nơi lạnh nhất trên Trái đất. Mảng siêu lạnh nhỏ xíu này được tạo ra tại Đại học Stanford bởi Mark Kasevich và các đồng sự, họ đã quan sát “sự hội tụ sóng-vật chất” để làm lạnh một đám mây gồm khoảng 100.000 nguyên tử rubidium xuống chưa tới 50 pK. Đây là nhiệt độ 50 × 10–12 kelvin trên không độ tuyệt đối.

Nhiệt độ của một đám mây nguyên tử được định nghĩa bởi vận tốc trung bình của các nguyên tử khi chúng chuyển động hỗn loạn. Đội của Kasevich đã sử dụng một chuỗi thấu kính để làm giảm chuyển động trung bình này xuống dưới 70 µm/s, tương ứng với nhiệt độ 50 pK. Nhiệt độ này phá vỡ kỉ lục 1 nK trước đây cho sự hội tụ sóng-vật chất và là “nhiệt độ động học thấp kỉ lục”, theo Physical Review Letters, tạp chí công bố nghiên cứu mới trên.

Vậy đây có phải là nhiệt độ lạnh nhất từng được đạt tới? Lướt nhanh qua tư liệu cho biết hồi năm 2011, Wolfgang Ketterle và các đồng sự tại Viện Công nghệ Massachusetts đã làm lạnh một mạng quang gồm các nguyên tử rubidium xuống khoảng 350 pK bằng một kĩ thuật từ tính. Trong khi đó, Pertti Hakonen và các đồng sự tại Đại học Aalto ở Phần Lan thì làm lạnh các spin hạt nhân trong một mẫu chất rắn xuống 100 pK vào năm 2010, nhưng người ta có thể cho rằng đó chỉ là một bậc tự do chứ không giống việc làm lạnh một chất khí.

Theo physicsworld.com

Mời đọc thêm