Hành tinh ngoại giống Trái đất nhất

Hiệp Khách Quậy Được phân loại là “siêu Trái đất”, ứng cử viên hành tinh KOI (Kepler Object of Interest) 172.02 quay trong vùng ở được của một ngôi sao giống-mặt trời. Điều này có nghĩa là hành tinh, cho đến nay vẫn chưa được quan trắc xác nhận chính thức,... Xin mời đọc tiếp.

Được phân loại là “siêu Trái đất”, ứng cử viên hành tinh KOI (Kepler Object of Interest) 172.02 quay trong vùng ở được của một ngôi sao giống-mặt trời. Điều này có nghĩa là hành tinh, cho đến nay vẫn chưa được quan trắc xác nhận chính thức, có thể có nước lỏng trên bề mặt của nó, cái được xem là thiết yếu cho sự sống.

KOI 172.02 gấp khoảng 1,5 lần đường kính Trái đất. Hành tinh quay xung quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách 0,75 đơn vị thiên văn, hay khoảng ba phần tư khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời. Hành tinh ngoại này có chu kì quỹ đạo 242 ngày Trái đất.

So sánh KOI 172.02 và Trái đất

So sánh KOI 172.02 và Trái đất

Được phóng lên hồi năm 2009, kính thiên văn vũ trụ Kepler quay xung quanh mặt trời mỗi vòng 371 ngày. Khi nó di chuyển, Kepler luôn giữ hướng về phía một mảng của bầu trời. Các bộ cảm biến theo dõi độ sáng của 150.000 ngôi sao đồng thời, tìm kiếm những sự giảm nhẹ của cường độ sáng, cái có thể tiết lộ sự có mặt của những hành tinh đang quay xung quanh.

Bộ phận chính của kính thiên văn Kepler là một ma trận gồm 42 bộ cảm biến camera được thiết kế chuyên dụng để phát hiện ra các hành tinh đang đi qua phía trước ngôi sao của chúng.

Kính thiên văn Kepler tìm kiếm hành tinh trong một thể tích không gian hẹp hình nêm trải ra trên đỉnh đầu chúng ta khi chúng ta quay xung quanh thiên hà. Vì thế, những ngôi sao trong vùng tìm kiếm đó cách tâm thiên hà một khoảng bằng với Trái đất chúng ta.

Theo Space.com

Mời đọc thêm