Dự án Kính thiên văn Cực Lớn của châu Âu

Hiệp Khách Quậy Đặt trong một mái vòm kích cỡ ngang bằng tháp Big Ben và chứa một cái gương lớn gần nửa chiều dài sân bóng đá, các nhà khoa học thật chẳng dễ tìm ra một cái tên hợp lí để đặt cho chiếc kính thiên văn này. Xin mời đọc tiếp.

Đặt trong một mái vòm kích cỡ ngang bằng tháp Big Ben và chứa một cái gương lớn gần nửa chiều dài sân bóng đá, các nhà khoa học thật chẳng dễ tìm ra một cái tên hợp lí để đặt cho chiếc kính thiên văn này.

Và cuối cùng, họ đặt cho nó cái tên khá hay là Kính thiên văn Cực Lớn châu Âu (E-ELT) – theo nghĩa nó không chỉ là chiếc thiên văn lớn nhất mà còn là ‘con mắt nhìn lên trời’ với sức mạnh to lớn nhất.

Các nhà thiên văn dự tính chiếc kính thiên văn khổng lồ này cuối cùng sẽ có thể làm sáng tỏ câu hỏi thật sự có sự sống ở ngoài kia vũ trụ hay không bởi việc giúp họ tìm kiếm những thế giới đất đá kiểu Trái đất có khả năng là ngôi nhà chứa cho những loài sinh vật sống khác.

Dự án Kính thiên văn Cực Lớn của châu Âu

Ảnh minh họa chiếc kính thiên văn lúc đã hoàn tất

Những thiết bị chính cho chiếc kính thiên văn trên sẽ được phát triển nhờ 3,5 triệu bảng do Hội đồng Khoa học và Công nghệ Anh tài trợ.

Dụng cụ đặt ở sa mạc Atacama, Chile, sẽ được xây dựng trong một mái vòm chiếm một diện tích cỡ bằng một sân vận động.

Nó có độ nhạy với ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng hồng ngoại gấp hàng chục lần so với bất kì chiếc kính thiên văn nào trước đây, và được thiết kế để giúp các nhà thiên văn nhìn lùi xa về những thiên hà đầu tiên hồi 14 tỉ năm trước.

Nó cũng có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của vật chất tối và năng lượng tối – những lực ít được hiểu trong vũ trụ - để giúp giải thích vũ trụ đã phát triển như thế nào.

Các thiết bị do phía Anh đảm nhận đã và đang được phát triển bởi các trường đại học Durham và Oxford, cùng với Trung tâm Công nghệ Thiên văn học Anh và Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton.

Chúng bao gồm những quang phổ kế phân tích ánh sáng thu nhận từ không gian, và các bộ phận giúp loại bỏ sự méo ảnh hoặc mờ ảnh do khí quyển của Trái đất, một quá trình gọi là quang học thích ứng.

Chúng sẽ cung cấp những ảnh chụp sắc nét gấp 15 lần so với ảnh chụp của Kính thiên văn vũ trụ Hubble, chiếc kính thiên văn đã được đưa lên quỹ đạo từ năm 1990.

Dự án Kính thiên văn Cực Lớn của châu Âu

Sa mạc Atacama là địa điểm được ưu tiên chọn cho dự án vì sự khô ráo và trong sáng của không khí giúp mang lại những điều kiện quan sát tốt nhất

Chiếc kính thiên văn khổng lồ này cũng sẽ mang lại hàng trăm triệu bảng lợi nhuận cho các công ti Anh tham gia chế tạo.

Một tập đoàn ở North Wales hiện đang phát triển các nguyên mẫu cho những mảnh khổng lồ cần thiết để chế tạo cái gương 40 m.

Các kĩ sư sẽ phải leo lên đỉnh Cerro Armazones cao 3000 m ở Chile để xây dựng chiếc kính nếu nó được sự phê chuẩn cuối cùng của 15 đối tác quốc tế của Đài thiên văn Nam châu Âu vào tháng 12 tới. Người ta hi vọng đài thiên văn sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020.

E-ELT sẽ là công cụ mới nhất gia nhập vào mạng lưới đài thiên văn do châu Âu điều hành ở Chile.

Dự án Kính thiên văn Cực Lớn của châu Âu

Những chiếc kính thiên văn đã có bao gồm Ma trận Milimet Lớn Atacama, một tập hợp gồm những đĩa anten tạo thành đài thiên văn ở cao nhất thế giới với cao độ chừng 5000 m

Dự án Kính thiên văn Cực Lớn của châu Âu

Ma trận Milimet Lớn Atacama. Khi dự án hoàn tất, nó sẽ bao gồm 66 anten chính xác cao sẽ hoạt động như một chiếc kính thiên văn duy nhất đặt ở độ cao 5000 m trong một sa mạc cực kì khô hanh

Theo Daily Mail

Mời đọc thêm