Ảnh đẹp thế giới nước

Hiệp Khách Quậy Một số tác phẩm dự thi cuộc thi ảnh đẹp thế giới nước do tạp chí New Scientist tổ chức. Xin mời đọc tiếp.

Một số tác phẩm dự thi cuộc thi ảnh đẹp thế giới nước do tạp chí New Scientist tổ chức.

Mặt trời giả nơi hoang dã

Chụp vào một ngày tháng bảy nhiều nắng ở Alaska, bức ảnh thú vị này đã mang vinh quang ảnh đẹp tháng hai về cho nhà nhiếp ảnh Lane Jessup.

Bức ảnh thể hiện bóng của một người cùng với một quầng hào quang. Vầng hào quang này là sự trình hiện trong khí quyển của “mặt trời giả”. Hiện tượng này xảy ra do sự khúc xạ của ánh sáng truyền qua những tinh thể băng ở những cao độ thấp trong khí quyển.

(Ảnh: Lane Jessup)

Sương nhện

Trong bức ảnh này của Damon Clarke, những giọt sương ướt sũng bám vào mạng nhện mong manh trong khu rừng nhiệt đới Dandenong Range ở Australia. Mạng nhện rất mảnh nên khó nhìn thấy, nhưng nó đủ bền để giữ được sức nặng của nhiều giọt sương.

(Ảnh: Damon Clarke)

Cây bồ công anh đẫm hơi sương
Bức ảnh này chụp những hạt phấn hoa bồ công anh, bề mặt của chúng thật hoàn hảo để thu gom nước ngưng tụ từ không khí.

(Ảnh: Jon Grove)

Lá mùa thu
Những hạt nước đọng trên một chiếc lá bulô rơi rụng trong ánh sáng mùa thu phảng phất soi trong khung cảnh.

(Ảnh: Marco Mentil)

Sức căng bề mặt
Một con sải nước (họ: Gerridae) đi trên mặt nước, nhờ những sợi lông nhỏ xíu và lớp sáp trên những chiếc chân dài, kị nước của nó.

(Ảnh: Damon Clarke)

Thủy triều thời đại
Nhà nhiếp ảnh người Anh Oliver Tookey đã chọn một phương thức khác để chụp bức ảnh bờ biển này, ông gắn camera của mình lên một con diều và dùng nó để chụp ảnh từ trên xuống của một cơn thủy triều đang dâng. “Đây là một trong những bức ảnh tôi thích nhất”, ông nói, và các vị giám khảo cũng đồng ý như vậy. “Tôi chẳng điều khiển gì đối với chuyển động camera nên kết quả thu được là ngẫu nhiên, nhưng các bức ảnh cho thấy những góc độ bình thường khó thấy trong tự nhiên”.

(Ảnh: Oliver Tookey)

Toàn là nước

Bức ảnh trừu tượng này của Thomas Scholz thể hiện nước đang chuyển trạng thái khi tuyết lạnh ấm dần lên và tan ra thành chất lỏng.

(Ảnh: Thomas Scholz)
Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm