Ảo giác màu sắc và hình dạng (8)

Hiệp Khách Quậy Màu đỏ nằm phía sau các đường màu xanh trông như đỏ tươi, trong khi cũng màu đỏ ấy nằm phía sau các đường màu vàng thì trông có màu cam. Ảo giác “đồng hóa màu sắc” này cho thấy các màu sắc có thể hòa trộn lẫn nhau trong một số... Xin mời đọc tiếp.

Thảm Trung Hoa

Màu đỏ nằm phía sau các đường màu xanh trông như đỏ tươi, trong khi cũng màu đỏ ấy nằm phía sau các đường màu vàng thì trông có màu cam. Ảo giác “đồng hóa màu sắc” này cho thấy các màu sắc có thể hòa trộn lẫn nhau trong một số tình huống, thay vì tương phản với nhau.

Thời kì xanh lam của Picasso

Trong thời kì xanh lam của mình, Pablo Picasso vẽ mọi thứ - bao gồm cả bóng đổ và sự nhạt màu dần của ánh sáng mặt trời – dưới sắc thái lam (ảnh trái). Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra con người, cát dưới chân và bầu trời xám nếu như chúng đều có màu không thực? Margaret S. Livingstone ở trường Y khoa Harvard đã chỉ ra rằng mặc dù Picasso sử dụng màu lam, nhưng ông đã thận trọng duy trì các tương quan độ chói – các tương phản trong ánh sáng nền trong khung cảnh. Những tương quan độ chói đó, cái chúng ta dùng để cảm nhận bức ảnh, hiện rõ trong phiên bản xám của bức tranh (ảnh phải).

Tháp màu của Escher

Ở đây, Livingstone cùng người đồng nghiệp Harvard của bà, David H. Hubel, chọn một tác phẩm gỗ của Escher, Tháp Babel (trái), và tô màu xanh nhạt cho những vùng màu trắng (giữa). Bạn vẫn nhìn thấy tòa tháp, vì các tương quan độ chói vẫn giữ nguyên vẹn. Nhưng khi những vùng màu đen bị thay thế bởi một vùng bóng màu lục với cùng độ chói như các vùng màu lam (trước đó là màu trắng), thì đặc điểm ba chiều của bức ảnh bị phá vỡ (phải). Hệ thị giác của chúng ta không thể cảm nhận thể tích, dạng thức và khoảng cách với chỉ duy nhất một thông tin màu. Thông tin độ chói cũng là cái cần thiết.

Gương mặt nhiều màu của Matisse

Một nhóm họa sĩ châu Âu thế kỉ 20, đứng đầu bởi Henri Matisse và André Derain, đã sử dụng các màu sặc sỡ, khác thường trong tranh vẽ của họ nên người ta đặt tên cho những tác phẩm này là les Fauves (“thú hoang dại”). Phong cách này trở nên nổi tiếng với tên gọi trường phái Fauves. Bức chân dung năm 1905 của Mattisse do Derain vẽ mang đặc trưng của phong cách này. Sử dụng một phiên bản xám của một bức tranh giống như vậy, Livingstone chứng minh cho thấy các màu sắc kì lạ phát huy tác dụng vì chúng có độ chói thích hợp.

Theo Scientific American

Mời đọc thêm