Sét cầu có thể chỉ là ảo giác

Hiệp Khách Quậy Bạn từng nhìn thấy một cái gì đó nhợt nhạt và tròn trôi nổi ở giữa một cơn giông bão? Nếu nó tồn tại trong một vài giây hoặc mau hơn, thì có thể là trí tưởng của bạn mà thôi. Các từ trường đang thăng giáng, do cú sét ở gần đó... Xin mời đọc tiếp.

Bạn từng nhìn thấy một cái gì đó nhợt nhạt và tròn trôi nổi ở giữa một cơn giông bão? Nếu nó tồn tại trong một vài giây hoặc mau hơn, thì có thể là trí tưởng của bạn mà thôi. Các từ trường đang thăng giáng, do cú sét ở gần đó tạo ra, có thể đánh lừa não như “nhìn thấy” những vật phát sáng tròn, giải thích được ít nhất là một số quan sát thuộc về những quả “sét cầu” bí ẩn.

Hiện tượng trên thường được mô tả là một quả cầu ánh sáng trôi lơ lửng – nhỏ hơn một quả bóng chày bãi biển – tồn tại trong vài ba giây hoặc hàng phút. Nó được cho là xảy ra khi sét đánh xuống đất, nhưng nguyên nhân chính xác của nó thì vẫn không ai rõ.

Giờ thì có vẻ những quả cầu phát sáng ấy chỉ là một ảo giác. Các điện tích đang chuyển động, trong tia sét hoặc trong dây dẫn quấn xung quanh đầu của một bệnh nhân, làm phát sinh ra từ trường. Một từ trường biến thiên cảm ứng ra một điện trường, nếu đủ mạnh, có thể làm kích thích các neuron trong phần võ não thị giác. Những hình ôvan, bọt tròn, đường thẳng, hoặc đường phân nhánh mờ nhạt thỉnh thoảng được quan sát thấy bởi những người chịu sự kích thích từ xuyên sọ (TMS).

alt
Từ trường biến thiên trong những cú sét có thể gây ra những ảo giác những quả cầu phát sáng gọi là sét cầu. (Ảnh: Scott Stulberg/Corbis)

Trong một cơn bão sét, cú đánh ban đầu hướng về phía Trái đất quá ngắn nên chúng ta không có thời gian để phản ứng với nó – hai hoặc ba phần triệu của một giây. Sau khi nó chạm đất, một cú sét phản hồi, mang một số điện tích trở lại bầu trời với sóng xung kích gây ra tiếng sấm, tồn tại chừng 0,2 mili giây – rất gần với khoảng thời gian ngắn nhất của kích thích lâm sàng học.

Một ánh chớp phát sinh trung bình hai đến năm cú đánh phản hồi. Nhưng một số cú đánh có thể tạo ra hơn 20 – một dòng sự kiện kéo dài có thể tạo ra ảo giác tồn tại trong nhiều giây, theo các tính toán của Josef Peer và Alexander Kendl tại trường đại học Innsbruck ở Áo.

Trôi xuyên qua tường

Để cảm nhận các tác động của từ trường – nhưng không bị thương tổn – một người sẽ cần đứng cách xa tia sét 20 đến 200 mét, các nhà nghiên cứu cho biết như vậy. Họ ước tính trong một phần trăm của những trải nghiệm sét đánh gần, từ trường biến thiên có thể tạo ra một ảo giác ở người quan sát.

“Trước sự bất ngờ của chúng tôi, các kết quả từ những xung kéo dài, lặp lại phù hợp với các trường TMS một cách đáng kinh ngạc”, Kendl nói.

Họ ước tính những sự xuất hiện như vậy giải thích được cho khoảng một nửa các sự kiện sét cầu đã quan sát thấy. Các ảo giác sẽ giải thích làm thế nào một quả cầu lửa có thể hiển hiện trôi qua một bức tường hoặc một cánh cửa sổ và chẳng để lại vết tích gì.

“Ý kiến chung cho rằng các trường điện từ của sét có thể ảnh hưởng đến mô thần kinh là một vấn đề hấp dẫn”, phát biểu của Thomas Kammer ở trường đại học Ulm, người cố vấn cho đội nghiên cứu về các vấn đề sinh học thần kinh của công trình trên.

Mắt của người quan sát

Kammer lưu ý rằng trường điện từ mạnh có khả năng làm cho các neuron trong võng mạc của mắt phát lửa trước các neuron trong vùng vỏ não thị giác, vì các neuron võng mạc nhạy với các trường yếu hơn. Nhưng không rõ là điều này có làm cho các nhà quan sát có nhiều khả năng gợi nên ảo giác sét cầu hơn hay không, vì các hiệu ứng thị giác mà các neuron võng mạc tạo ra không được hiểu rõ cho lắm.

Tuy nhiên, ông nghi ngờ rằng những vụ chứng kiến sét cầu kéo dài hơn một vài giây có thể giải thích được bởi các ảo giác TMS, vì ngay cả những cú đánh phản hồi lặp lại cũng không tồn tại lâu lắm.

Ngoài ra, những sự thiêu hủy nghiêm trọng và sự chết chóc được gán cho sét cầu cần có một lời giải thích cụ thể.

Nghiên cứu plasma cho biết các quả cầu lửa khí-bụi có thể được sinh ra trong một cú sét đánh xuống cát hoặc nước.

Và “sét cầu” không trôi giạt có thể là lửa thánh Saint Elmo – một plasma phát sáng gồm các electron bị kích thích phát ra xung quanh phần chóp đỉnh của những vật nhọn – thí dụ như đỉnh tháp chuông hoặc cột buồm.

Theo New Scientist

Mời đọc thêm