Ai là người phát minh ra khí cầu không khí nóng?

Hiệp Khách Quậy Khí cầu bằng giấy dán không người điều khiển đã được sử dụng hàng thế kỉ trước ở Trung Quốc để do thám quân sự. Khí cầu không khí nóng hiện đại cất lên vào năm 1783 với màn trình diễn trước nhà vua Louis XVI, Marie Antoinette, và... Xin mời đọc tiếp.

Khí cầu bằng giấy dán không người điều khiển đã được sử dụng hàng thế kỉ trước ở Trung Quốc để do thám quân sự. Khí cầu không khí nóng hiện đại cất lên vào năm 1783 với màn trình diễn trước nhà vua Louis XVI, Marie Antoinette, và một đám đông 130.000 người ở Annonay, Pháp.

Sau khi chứng kiến không khí nóng thổi vào trong một cái túi bằng giấy, anh em người Pháp Joseph-Michael và Jacques-Ètienne Montgolfier đã bắt tay vào làm thí nghiệm nhằm chế tạo một khí cầu bằng giấy.

Hai anh em họ là nhà sản xuất giấy và lần đầu tiên chế tạo một khí cầu cao 10 m bằng lụa. Khí cầu không người điều khiển của họ được căng giấy bên trong. Nó bay lên tới độ cao ít nhất là 1.600 m vào tháng 6 năm 1783. Chuyến bay này kéo dài 10 phút.

Chuyến bay khí cầu đầu tiên có hành khách

Chuyến bay khí cầu đầu tiên có hành khách – một con cừu, một con vịt, và một con gà trống – diễn ra vào ngày 19 tháng 9, 1783. Ảnh: 2001 National Air and Space Museum, Smithsonian Institution

Để chuẩn bị cho màn trình diễn trước nhà vua, anh em nhà Montgolfier và Jean-Baptiste Réveillion đã chế tạo một khí cầu bằng vải lụa bóng cao 9 m được trang trí hoa văn cong lượn màu vàng, các kí hiệu hoàng đạo và mặt trời. Hành khách là một con cừu, một con vịt và một con gà trống. Chuyến bay kéo dài 8 phút, đi quãng đường 3,2 km.

Sau thành công ban đầu, một chuyến bay có người điều khiển đã được lên kế hoạch. Nhà khoa học Jean-François Pilâtre de Rozier đã lơ lửng trên không trung trong một khí cầu có dây dắt trong 4 phút vào tháng 10 năm 1783. Chỉ một tháng sau đó, Pilâtre de Rozier và Marquis d'Arlandes, một viên chức quân sự người Pháp, đã bay 9 km trên bầu trời Paris trong 25 phút.

Thành công của anh em nhà Montgolfier đã khích lệ những tiến bộ khác. Duy trì một ngọn lửa nhỏ để giữ khí cầu trên không trung đồng thời sử dụng khí hydrogen là hai trong những cải tiến đã mang khí cầu sang kỉ nguyên bay hiện đại.

Nguồn: LiveScience

Mời đọc thêm