Galileo không phát minh ra nhiệt nghiệm mang tên ông

Hiệp Khách Quậy Nhà khoa học vĩ đại người Italy Galileo có lẽ là người đầu tiên sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời, giúp khởi động cuộc cách mạng khoa học thế kỉ 16, nhưng chắc chắn Galileo không phát minh ra nhiệt nghiệm nổi tiếng mang tên... Xin mời đọc tiếp.

Nhà khoa học vĩ đại người Italy Galileo có lẽ là người đầu tiên sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời, giúp khởi động cuộc cách mạng khoa học thế kỉ 16, nhưng chắc chắn Galileo không phát minh ra nhiệt nghiệm nổi tiếng mang tên ông. Đó là thông tin kết luận từ một bài báo đăng trên tạp chí Journal of Chemical Education thuộc Hội Hóa học Hoa Kì.

Nhiệt nghiệm Galileo

Trong bài báo đó, Peter Loyson giải thích rằng một số công ti bán ra cái gọi là “nhiệt nghiệm Galileo”, nhưng ống hàn kín chứa chất lỏng trong đó các quả cầu thủy tinh nổi lên và chìm xuống thay đổi theo nhiệt độ xung quanh. Các mẫu chế tạo hiện đại đã biến hình thành những vật tuyệt đẹp với những quả cầu nhiều màu sắc và những thẻ nhiệt độ mạ vàng. Thiết bị hoạt động dựa trên một chất lỏng, giống như nước hay cồn, nó có tỉ trọng tăng lên khi nhiệt độ giảm. Mỗi quả cầu thủy tinh được chế tạo có một tỉ trọng chính xác khớp với chất lỏng nén ở một nhiệt độ nhất định. Khi một quả cầu nổi lưng chừng trong ống, thì nó thể hiện nhiệt độ của căn phòng.

Mặc dù bản thân Galileo có lẽ đã nghĩ ra ý tưởng trên trong một quyển sách hồi năm 1638, , nhưng theo Loyson thì Accademia del Cimento, một hội khoa học do các học trò của Galileo thành lập vào năm 1657 ở Florence, mới xứng đáng được vinh danh. Accademia del Cimento – “Học viện Thực hành” – còn phát triển những thiết bị khác nữa. Loyson đề xuất rằng “nhiệt nghiệm Florentine” là một tên gọi hợp lí hơn cho những sản phẩm nhiều màu sắc lộng lẫy này.

Tham khảo: "Galilean Thermometer Not So Galilean" J. Chem. Educ., 2012, 89 (9), pp 1095–1096. DOI: 10.1021/ed200793g

123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: American Chemical Society

Mời đọc thêm