Những tấm bản đồ làm thay đổi thế giới - Phần 2

Hiệp Khách Quậy Nhà kinh doanh Charles Booth hoài nghi một khẳng định hồi năm 1885 rằng một phần tư dân số London sống trong tình cảnh cực kì nghèo khó, nên ông đã thuê người nghiên cứu. Xin mời đọc tiếp.

6. Bản đồ mô tả sự nghèo đói ở London, 1889

Nhà kinh doanh Charles Booth hoài nghi một khẳng định hồi năm 1885 rằng một phần tư dân số London sống trong tình cảnh cực kì nghèo khó, nên ông đã thuê người nghiên cứu.

Họ tìm thấy con số thật sự là 30%. Các kết quả điều tra được đưa lên “Bản đồ Quản lí’ sử dụng bảy màu, từ màu đen cho ‘tầng lớp nghèo khổ nhất, nửa tội phạm’ cho đến màu vàng cho tầng lớp giàu có.

Chính quyền đã phải phát hãi, và một ủy ban đã được lập ra sau đó để vào cuộc.

alt

Tấm bản đồ này thể hiện 30% dân số London sống trong cảnh hết sức bần hàn.

7. Bản đồ ‘biên giới đỏ’ Bắc Mĩ, 1782-3

Tấm bản đồ này được các nhà ngoại giao người Anh sử dụng trong đàm phán để kết thúc Chiến tranh giành độc lập của Mĩ ở Paris. Richard Oswald, thư kí phái đoàn đàm phán, đã sử dụng các đường màu để diễn giải đường biên giới cũ theo những hiệp ước trước đó thiết lập giữa Mĩ và Canada.

Trong sự kiện trên, khi vẽ đường biên giới phía bắc, người Mĩ đã yêu cầu thấp hơn trông đợi, và trong thế kỉ sau đó họ đã cố gắng thương lương lại.

Để không cho họ nhìn thấy tấm bản đồ gây lúng túng này, nó đã được lấy khỏi Bảo tàng Anh, nơi đặt nó kể từ những năm 1820, và đặt ở Phòng Ngoại giao.

alt

Tấm bản đồ này được các nhà ngoại giao người Anh sử dụng trong đàm phán để kết thúc Chiến tranh giành độc lập của Mĩ ở Paris.

8. Bản đồ đường ống London, 1933

Bị bác bỏ vì quá ‘cách mạng’ khi lần đầu tiên đệ trình vào năm 1931, bản đồ Lòng đất của Harry Beck giải được bài toán làm thế nào biểu diễn một cách rõ ràng và tao nhã sự đan xen phức tạp, dày đặc của các tuyến xe lửa.

Việc đặt các trạm dừng ở những khoảng bằng nhau bất chấp vị trí thật của chúng làm mở rộng diện tích trung tâm London, tăng thêm tính rõ ràng của nó, trong khi những tuyến xe thẳng và các biểu tượng giao cắt mang lại tính đơn giản và trật tự trên mạng lưới. Một biểu tường của ngành bản đồ học.

alt

Bản đồ Lòng đất của Harry Beck giải được bài toán làm thế nào biểu diễn một cách rõ ràng và tao nhã sự đan xen phức tạp, dày đặc của các tuyến xe lửa.

9. Bản đồ Phép chiếu Peters, 1974

Không thể mô tả thực tại của thế giới cầu lên trên một bản đồ phẳng. Phép chiếu ‘Mercator’ quen thuộc cho hình dạng thích hợp của các vùng đất, nhưng bù lại nó làm méo hình dạng của chúng ở những miền giàu có phương bắc.

Arno Peters, người Đức, tìm cách khắc phục vấn đề này. Phép chiếu của ông mang lại sự cân xứng thích hợp, và có tác dụng nhấn mạnh Thế giới Thứ ba. Nhưng nó cũng chẳng ‘thật’ hơn gì so với phép chiếu ‘thực dân’ mà nó cố thay thế.

alt

Bản đồ thế giới theo phép chiếu Peters có sự cân xứng (đại khái) thích hợp vào năm 1974.

10. Bản đồ thế giới Evesham, khoảng 1400

Do giáo sĩ Evesham Abbey vẽ, bản đồ này đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa yêu nước Anh hiện đại.

Phía trên là một bản đồ thế giới trong cảm giác trung cổ truyền thống, với Vườn Eden, Tháp Babel bên dưới và một Jerusalem nhiều tòa tháp lớn.

Nhưng ở bên dưới là một nước Anh khổng lồ trải dài từ Scandinavia tới Địa Trung Hải. Tòa tháp rất lớn ở phía trên bờ biển nước Pháp là Calais, năm 1347.

Hình ảnh gợi đến thời đại Henry V và trận chiến Anh-Pháp Agincourt năm 1415.

alt

Bản đồ thế giới Evesham đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa yêu nước Anh hiện đại.

Xem Phần 1

Theo Daily Mail

Mời đọc thêm