CERN công bố kho dữ liệu mở

Hiệp Khách Quậy Hôm 20/11, CERN đã chính thức công khai Cổng Dữ liệu Mở, lần đầu tiên cung cấp số liệu từ các sự kiện va chạm thực tế do các thí nghiệm LHC tạo ra cho công chúng rộng rãi sử dụng. Xin mời đọc tiếp.

Hôm 20/11, CERN đã chính thức công khai Cổng Dữ liệu Mở, lần đầu tiên cung cấp số liệu từ các sự kiện va chạm thực tế do các thí nghiệm LHC tạo ra cho công chúng rộng rãi sử dụng.

“Dữ liệu từ chương trình LHC thuộc về những tài sản quý giá nhất của các thí nghiệm LHC, hôm nay chúng tôi bắt đầu chia sẻ rộng khắp với toàn thế giới,” phát biểu của tổng giám đốc CERN Rolf Heuer. “Chúng tôi hi vọng kho dữ liệu mở này sẽ hỗ trợ và truyền cảm hứng cho cộng đồng nghiên cứu toàn cầu, bao gồm cả sinh viên và nhà khoa học nghiệp dư.”

Các chương trình hợp tác LHC sẽ tiếp tục công khai dữ liệu va chạm trong những năm tới.

Thí nghiệm CMS

Thí nghiệm CMS tại CERN

Dữ liệu va chạm cấp cao và có thể phân tích được đầu tiên được công khai từ thí nghiệm CMS và được thu thập vào năm 2010 trong đợt chạy LHC đầu tiên. Phần mềm nguồn mở để đọc và phân tích kho dữ liệu cũng được cấp miễn phí, cùng với tài liệu hướng dẫn. Nhóm hợp tác CMS nhiệt tình công bố kho dữ liệu của mình sau đợt thu thập ba năm, sau khi chúng đã được nhóm thẩm tra kĩ lưỡng nhiều lần.

“Đây là cái rất mới và chúng tôi tò mò muốn thấy kho dữ liệu sẽ được sử dụng lại như thế nào,” phát biểu của điều phối viên lưu trữ dữ liệu CMS Kati Lassila-Perini. “Chúng tôi đã chuẩn bị các công cụ và các mẩu thuộc các mức phức tạp khác nhau từ phân tích đơn giản hóa để sẵn sàng khai thác trong các ứng dụng trực tuyến. Chúng tôi hi vọng những mẩu này sẽ kích thích sự sáng tạo của người dùng ngoài.”

Song song đó, Cổng Dữ liệu Mở CERN cũng cấp quyền truy cập các bộ cơ sở dữ liệu sự kiện bổ sung từ các chương trình hợp tác ALICE, ATLAS, CMS và LHCb cho các mục đích giáo dục. Những tài nguyên này đi kèm với các công cụ mô phỏng ảo.

Toàn bộ dữ liệu trên trang OpenData.cern.ch được chia sẻ theo giấy phép sáng tạo chung CC0. Dữ liệu và phần mềm được gán các chỉ số DOI độc nhất để chúng được trích dẫn dễ dàng trong các bài báo khoa học. Và phần mềm được công bố dưới giấy phép mã nguồn mở. Cổng Dữ liệu Mở CERN được xây dựng trên phần mềm nguồn mở Invenio Digital Library.

Nguồn: Symmetry Magazine

Mời đọc thêm