Khí cầu nghiên cứu tia vũ trụ lập kỉ lục bay lâu nhất

Hiệp Khách Quậy Cho một khí cầu bay phía trên Nam Cực thật chẳng dễ dàng gì. Đa số không duy trì quá vài tuần, nhưng máy dò tia vũ trụ Super-TIGER đã bay phía trên Cực Nam được 46 ngày và vẫn đang tiếp tục bay. Xin mời đọc tiếp.

Cho một khí cầu bay phía trên Nam Cực thật chẳng dễ dàng gì. Đa số không duy trì quá vài tuần, nhưng máy dò tia vũ trụ Super-TIGER đã bay phía trên Cực Nam được 46 ngày và vẫn đang tiếp tục bay.

Sứ mệnh Super-TIGER đã chính thức lập kỉ lục thí nghiệm khí cầu hoạt động lâu nhất ở Nam Cực vào ngày thứ bảy tuần trước (19 tháng 1). Dự án đã cất cánh từ Thềm Băng Ross ở lục địa phương nam vào ngày 9 tháng 12, và đã qua mặt kỉ lục trước đây là 42 ngày, lập bởi một máy dò tia vũ trụ khác, Cream I, nó bay vào mùa đông 2004 sang 2005.

Một khí cầu khoa học ở Nam Cực

Một khí cầu khoa học ở Nam Cực trong tháng 12 năm 2012. Ảnh: NASA Wallops

“Sau 42 ngày bay Super-TIGER bây giờ là sứ mệnh khí cầu khoa học dài ngày nhất! Chúng tôi đã có hơn 50 triệu sự kiện!” các nhà khoa học đã viết như thế trên trang Facebook của họ hôm 19 tháng 1. “Các kỉ lục đã bị phá!”

Trước khi Super-TIGER cất cánh, nhà nghiên cứu W. Robert Binns ở trường Đại học Washington cho biết ông sẽ hết sức hạnh phúc nếu quả khí cầu mang máy dò tia vũ trụ đó ở trong không trung được 30 ngày.

Super-TIGER đã đi vòng quanh Cực Nam hai vòng rưỡi, trôi nổi ở độ cao khảng 40.000 m, tức gấp 3 đến 4 lần độ cao của máy bay chở khách.

Từ độ cao lớn đó, thiết bị gắn trên khí cầu có thể bắt được những tia vũ trụ thường bị khí quyển Trái đất ngăn không cho đi tới mặt đất

Và bay ở Nam Cực có cái lợi của nó, bởi vì gió thổi trên Cực Nam, gọi là xoáy cực, có xu hướng mang khí cầu chuyển động tròn xoáy lên trên. Ngoài ra, mặt trời không bao giờ lặn vào mùa hè Nam Cực, giúp khí cầu giữ độ cao.

“Nếu bạn bay ở miền bắc Canada như chúng tôi thường bay, thì helium trong khí cầu lạnh đi vào band dêm và khí cầu bắt đầu hạ độ cao,” Binns nói. “Cách duy nhất bạn có thể giữ nó lại là thả ra khoảng 100 cân đá ballast. Và do chu kì ngày/đêm, các chuyến bay hạn chế khoảng 40 giờ, hay chừng hai ngày. Ở Nam Cực, bạn có thể ở lại lâu hơn vì bạn không gặp vấn đề đó.”

Trong khi Nam Cực hoàn hảo cho khí cầu bay, nhưng nó không lí tưởng đối với con người. Một ngày khi gió lạnh trên – 59oC được xem là dễ chịu.

Super-TIGER không phải là thí nghiệm khí cầu duy nhất trong mùa này ở Cực Nam. Thí nghiệm Kính thiên văn Dưới Millimet Khẩu độ Lớn (BLAST) cất cánh hôm 25 tháng 12 để nghiên cứu sự hình thành sao trong Dải Ngân hà, còn kính thiên văn EBEX bay hôm 19 tháng 12 để khảo sát bức xạ nền vi sóng vũ trụ còn sót lại từ thời Big Bang.

Nguồn: Space.com

Mời đọc thêm