10 vật lạ lùng nhất từng bay vào vũ trụ

Hiệp Khách Quậy Hãy quên đi những bộ đồ du hành vũ trụ, những đế tên lửa rắn và những cánh tay rô bôt - những vật thể cảm tính hơn và kì dị hơn đã từng đạt tới vận tốc thoát rồi. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu với các bạn 10 trong số những... Xin mời đọc tiếp.

Hãy quên đi những bộ đồ du hành vũ trụ, những đế tên lửa rắn và những cánh tay rô bôt -  những vật thể cảm tính hơn và kì dị hơn đã từng đạt tới vận tốc thoát rồi. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu với các bạn 10 trong số những vật thể lạ lùng nhất đã từng bay lên không gian vũ trụ.

 alt

Khi Trung tâm Thương mại Thế giới, Lầu năm góc và chuyến bay 93 bị tấn công khủng bố hồi năm 2001, giết chết 2974 người đến từ hơn 90 quốc gia, các kĩ sư tại một công ti rô bôt du hành vũ trụ ở cách Tòa Tháp đôi vài ba bức tường đã quyết định tưởng niệm sự tổn thất – trên sao Hỏa. Honetbee Robotics, một công ti chế tạo một số thiết bị cho những cỗ xe tự hành Spirit và Opportunity của NASA, đã thu nhặt một số mảnh vụn kim loại và chế tạo thành hai vỏ bọc cáp và hai bộ phận dự phòng (trong trường hợp phóng thất bại) để bảo vệ hệ thống dây điện trên mỗi cỗ xe khỏi bị va chạm với đá. Với một lá cờ Mĩ khắc trên mỗi mảnh, các vỏ bọc trên hiện đang phục vụ ở hai phía đối diện nhau của Hành tinh Đỏ.  (Ảnh: NASA/Honeybee Robotics)

alt 

Khoảng năm 1611, một con tàu tải của những người châu Âu đi khai hoang đã băng qua Đại Tây Dương, thẳng tiến đến xứ thuộc địa bốn năm tuổi Jamestown. Gắn liền với một số hàng hóa của họ trên chuyến hành trình nhiều tháng đó là một miếng chì nhỏ, khắc dấu “Yames Towne”. Miếng chì đó được các nhà khảo cổ vớt lên từ đáy biển vào năm 2006. Tháng 6 năm 2007, tàu con thoi vũ trụ Atlantis của NASA đã mang miếng chì đó vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp – và rồi nó băng qua cũng chính đại dương mênh mông xưa kia chỉ trong dăm ba phút. Ý nghĩa gì ở đây ư? Để tưởng niệm tinh thần phiêu lưu mạo hiểm của những người khai hoang buổi đầu bằng cách cho miếng chì bay cùng với những nhà thám hiểm của kỉ nguyên mới: các nhà du hành vũ trụ. Miếng chì đó hiện nay đã mang trở lại Archaearium, bảo tàng Virginia lưu giữ các hiện vật sưu tập từ thời Jamestown lịch sử. (Ảnh: NASA)

 alt

“Houston, căn cứ Thanh bình đây. Đại bàng đã hạ cánh”. Cái Neil Armstrong đã không nói khi tổ hợp hạ cánh của phi thuyền Apollo 11 tiếp đất Mặt trăng vào hôm 20 tháng 7 năm 1969 đó là các mảnh của chiếc máy bay năm 1903 của anh em nhà Wright cũng được xếp gọn trong Mô-đun Du ngoạn Mặt trăng mà họ vừa cho đáp xuống. Một mảnh thanh chống cửa bay bằng gỗ và một vạt cắt của giàn khung lấy từ một trong các mặt cánh đã đi cùng với Edwin 'Buzz' Aldrin, Armstrong và Michael Collins trong hành trình của họ lên Mặt trăng. Ý tưởng là tôn vinh những người khởi xướng của sự bay có lực đẩy, mà nếu không có họ thì chương trình không gian sẽ không xuất hiện. Các hiện vật ngày nay được lưu giữ tạo Bảo tàng Khí quyển và Vũ trụ quốc gia Smithsonian ở thủ đô Washington, Mĩ. (Ảnh: Mark Avino/ Bảo tàng Khí quyển và Vũ trụ quốc gia /Viện Smithsonian)

 alt

Trên chuyến bay Apollo 11, Buzz Aldrin đã mang theo lên Mặt trăng một bộ đồ nghề hành đạo bé nhỏ. Chiếc cốc ấy hiện lưu giữ tại Nhà thờ giáo phái Scotland Webster ở Texas, nơi nó được sử dụng trong một phong tục phục vụ hàng năm. Aldrin đã đọc ghi chú trên tấm thẻ này trước khi ông ăn tối, nhưng không đọc các bài thơ kinh thánh mà ông đã dự tính để chuyển sang nghe radio, có một vụ kiện tụng chống lại NASA, do Madalyn Murray O'Hair khởi xướng – người trước đó đã nổi xung thiên trước việc phi hành đoàn Apollo 8 đã đọc các bài thơ trong quyển Chúa sáng thế. Bà nói các nhân viên chính phủ - trên một sứ mệnh khoa học – không nên quảng bá cho các quan điểm tôn giáo. Tòa án tối cao đã bác đơn kháng nghị vì tòa không có quyền thực thi pháp lí trong không gian bên ngoài. (Ảnh: Heritage Auction Galleries)

 alt

Gus Grissom, một trong các nhà du hành Mercury, đã nhận thức rõ về tiềm năng thương mại của các hiện vật trong chuyến bay vũ trụ và đã mang theo một cọc 50 hào bên mình khi ông lái sứ mệnh không gian thứ hai của Mĩ, tàu bán quỹ đạo Mercury 4, vào tháng 7 năm 1961. Tuy nhiên, kế hoạch của ông muốn ném những đồng tiền vũ trụ đầy cảm hứng của mình cho đám bạn đã bị cản trở, khi Liberty Bell 7, capsule Mercury của ông, đã đánh mất cửa thoát và nhanh chóng tràn đầy nước sau khi hạ xuống. Trong khi Grisson bơi ra ngoài, capsule chứa đầy nước tỏ ra quá nặng cho trực thăng cứu hộ nâng lên – và Liberty Bell 7 chìm xuống trong 5 km nước. (Ảnh: NASA)

 alt

Tuy nhiên, capsule Liberty Bell 7 đã được trục vớt vào năm 1999 – cùng với những đồng tiền của Grisson. Chúng hiện nằm tại bảo tàng Trung tâm Vũ trụ Kansas ở Hutchinson. (Ảnh: NASA-KSC)

 alt

Trong nhiều bức ảnh chụp các phi hành đoàn trong các sứ mệnh không gian của Nga, bạn sẽ thấy một mặt dây chuyền treo lủng lẳng trên một sợi dây giữa camera và phi hành gia. “Tên húy” là ‘Boris’, tạo vật trên là vật hiệu cho biết các nhà điều khiển dưới mặt đất biết khi nào phi hành đoàn ở trạng thái không trọng lượng và được chọn lựa bởi viên chỉ huy sứ mệnh. Thật ra, trên các chuyến bay vũ trụ của Nga luôn nhét đầy những vật mê tín kì lạ thật sự chẳng có liên quan gì đến tạo vật của con người. (Ảnh: NASA TV)

 alt

Một số tro cốt của người đã phát hiện ra Pluto, Clyde Tombaugh, đang trên đường thẳng tiến đến thế giới xa xôi ấy trên tàu khảo sát Chân trời Mới của NASA (tro cốt đựng trong một cái bình (ảnh) gắn bên trong trong phi thuyền). Phóng lên hồi năm 2006, Chân trời Mới hiện đang ở cách xa 1,8 tỉ km trên hành tinh tiến đến Pluto, nơi nó sẽ đến vào năm 2015. Phi thuyền này chứa đầy các đồ tạo tác, kể cả một mảnh nhỏ của phi thuyền SpaceShipOne, phi thuyền vũ trụ bán quỹ đạo đạt giải X-Prize hiện đang hoạt động ở Smithsonian. (Ảnh: NASA/JHUAPL)

 alt

Nếu khoảng cách xa xôi của các đồ tạo tác so với Trái đất khiến bạn cảm thấy hứng thú, thì phi thuyền Voyager 1 và Voyager sẽ đạt giải quán quân. Hai phi thuyền song sinh trên đã sử dụng sự hỗ trợ hấp dẫn kể từ những đợt phóng năm 1977 của chúng để nhắm đến đích cách xa Trái đất 16 tỉ km. Cả hai đều đã băng qua cái gọi là “điểm chết cuối” của hệ mặt trời – nơi những cơn gió mặt trời siêu thanh tắt lịm một cách đáng kể. Và cả hai phi thuyền đã mang theo một bản sao của bản ghi máy quay đĩa bằng vàng chứa âm thanh con người đang nói chuyện trong nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, tiếng sóng vỗ, tiếng chim hót và âm nhạc nữa (Thử nghe bài hát đó tại đây http://www.jpl.nasa.gov/multimedia/voyager_record/). Trong đó còn có một tin nhắn từ Jimmy Carter, tổng thống Mĩ năm 1977. Hình ảnh khắc trên vòng đĩa bằng vàng thể hiện cách thức cho đĩa hát (nếu như người ngoài hành tinh biết sử dụng), cộng với một bản đồ định vị Trái đất so với 14 pulsar. (Ảnh: NASA)

 alt

Nền văn hóa công chúng đã thể hiện sự có mặt của mình trong vũ trụ, một phần là hệ quả của việc cố gắng giáo dục thế hệ trẻ niềm đam mê chinh phục vũ trụ. Sáng kiến “Bộ đồ chơi Vũ trụ” của NASA đã mang nhân vật Buzz Lightyear của câu chuyện trò chơi vào hành trình lên trạm vũ trụ, nơi bọn trẻ có thể chỉ dẫn cho anh ta đi vòng quanh lớp học của chúng. Và lễ kỉ niệm lần thứ 30 ra đời bộ phim Star Wars đã chứng kiến thanh gươm ánh sáng cũng bay vào vũ trụ. Có lẽ phi thuyền “mang tính công chúng” nhất là tàu vũ trụ hạ cánh sao Hỏa Beagle 2 xấu số. Nó mang theo một bản tô màu để điều chỉnh camera và quang phổ kế của phi thuyền, và còn một máy hát MP3. Tất cả đã trở thành con số không khi phi thuyền biến mất hút lúc vừa đến sao Hỏa. (Ảnh: Mike Levers/All Rights Reserved Beagle 2)

 alt

Cuối cùng, tình tiết gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử đồ tạo tác trong những chuyến bay vũ trụ là khi phi hành đoàn Apollo 15 mang 398 phong bì có dán tem đặc biệt lên Mặt trăng – với ý tưởng cung cấp chúng cho một nhà chơi tem như một kỉ niệm mặt trăng đặc biệt (họ còn nhặt những phong bì tem khác theo yêu cầu của chính phủ Mĩ - hủy hết những con tem còn lại từ mặt trăng). ‘Vấn đề tem” đã làm lu mờ đi sứ mệnh trên nếu không thì đã thật cuốn hút công chúng, với phi hành đoàn Apollo 15 là những người đầu tiên lái một cỗ xe mặt trăng hai người. Như bản thông cáo báo chí năm 1972 của NASA đề cập tới, sự cuồng nhiệt đã làm thổi phồng vấn đề lên và kết quả là NASA đã khiển trách các nhà du hành và áp dụng những quy định mới khắt khe về nhưng cái nhà du hành được phép mang lên vũ trụ. (Ảnh: Copyright Smithsonian National Postal Museum)

Theo New Scientist

Mời đọc thêm