Phát hiện hai vệ tinh mới của sao Mộc

Hiệp Khách Quậy Những tiến bộ công nghệ đã dẫn tới sự khám phá ra những hành tinh mới nằm bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta, và cả những vệ tinh mới trong vườn nhà vũ trụ của chúng ta. Xin mời đọc tiếp.

Những tiến bộ công nghệ đã dẫn tới sự khám phá ra những hành tinh mới nằm bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta, và cả những vệ tinh mới trong vườn nhà vũ trụ của chúng ta.

Tháng 9 năm ngoái, hai vệ tinh – nhỏ nhất từng được phát hiện – đã được tìm thấy đang quay xung quanh Mộc tinh.

Phát hiện đó nâng con số vệ tinh sao Mộc lên 66. Mỗi vệ tinh có kích cỡ chừng 1 km và ở rất xa sao Mộc. Hai vệ tinh nhỏ xíu này mất tương ứng 580 ngày và 726 ngày để quay một vòng quanh hành tinh khí khổng lồ.

 Phát hiện hai vệ tinh mới của sao Mộc

Ảnh chụp phát hiện vệ tinh S/2011 J2 của sao mộc. Vật thể này mờ nhạt và không có nhiều thông tin thị giác, nhưng nó được phát hiện qua kính thiên văn quang học Magellan hôm 27 tháng 9, 2011. Bạn có thể thấy chuyển động của vệ tinh trong thời gian hơn 40 phút giữa hai lần chụp ảnh trong khi các ngôi sao và thiên hà nền không di chuyển. Ảnh: Scott Sheppard

Khám phá có thể đưa chúng ta tiến thêm một bước nữa đến chỗ hiểu rõ sự hình thành và phát triển của hệ mặt trời của chúng ta. Ít nhất thì đó là hi vọng của Scott Sheppard tại Viện Khoa học Carnegie ở thủ đô Washington. Với sự hỗ trợ của kính thiên văn Magellan ở Las Campanas, Chile, Sheppard là người đã quan sát thấy hai vệ tinh trên.

“Hai vệ tinh mới là bộ phận của đám vật thể đi nghịch phía ngoài vây xung quanh Mộc tinh. Có khả năng có khoảng 100 vệ tinh cỡ như này xung quanh Mộc tinh,” Sheppard nói. “Cho đến thập niên trước, công nghệ vẫn chưa thể phát hiện ra những vật như thế này vì chúng quá nhỏ và rất mờ.” Nhưng nay với kính thiên văn Magellan, việc phát hiện ra những vật thể ở xa Trái đất trở nên dễ dàng hơn.

Phát hiện hai vệ tinh mới của sao Mộc 

Ảnh: NASA/ESA/E. Karkoschka (Đại học Arizona)

Hai vệ tinh bất thường, bé xíu, có tên gọi là S/2011 J1 và S/2011 J2. May thay, bạn không cần nhớ những cái tên đó làm gì. Một khi được xác nhận chính thức (Sheppard là trong năm nay), ông sẽ có cơ hội đặt tên cho từng vệ tinh. Nhưng Sheppard không được đặt biệt danh đâu. Theo Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, tên gọi phải có liên quan đến Jupiter hoặc Zeus, những nhân vật thần thoại La Mã và Hi Lạp được xem là vua của các vị thần.

Có lẽ vì thế mà Sheppard chưa nghĩ ra bất kì cái tên nào cho hai thành viên mới của Mộc tinh. Có rất nhiều cái tên đã được chọn rồi. Europa, Thebe, Io, Callisto, Sinope, Ganymede …

Yêu cầu đặt tên rồi sẽ cần phải thay đổi vì, theo Sheppard giải thích, có quá nhiều vệ tinh được phát hiện đang quay xung quanh những một số hành tinh khí – và băng – khổng lồ của chúng ta.

“Số lượng vật thể quay xung quanh Thổ tinh và Hải vương tinh cũng nhiều tương đương, chúng còn ở xa Mặt trời hơn. Nếu những chiếc kính thiên văn lớn được chế tạo trong tương lai, thì chúng ta sẽ có thể phát hiện ra nhiều vật thể như thế này hơn và xem rõ các vật thể đó trông giống cái gì nữa,” Sheppard nói.

Và việc tìm thấy nhiều vệ tinh nhỏ, bất thường, xa xôi này là một chìa khóa để tìm hiểu quá khứ của chúng ta.

Tại sao ư? Vì người ta tin rằng các vệ tinh bất thường bị hành tinh tương ứng của chúng bắt giữ do các vệ tinh đó thường quay theo chiều ngược lại với chiều quay của hành tinh, và chúng còn có quỹ đạo có độ nghiêng và độ lệch tâm cao.

Những vệ tinh bình thường thì được cho là đã hình thành từ cùng chất liệu cấu tạo nên hành tinh. Đó là vì các vệ tinh có xu hướng có quỹ đạo gần như tròn, và chúng quay xung quanh hành tinh tương ứng của chúng theo cùng chiều với chuyển động quay của hành tinh.

Một vệ tinh có thể bắt giữ tạm thời một vật thể, ví dụ như sao chổi Shoemaker-Levy 9, nhưng hiện nay, “một hành tinh không có cơ chế tác dụng nào được biết để bắt giữ các vệ tinh vĩnh viễn. Như vậy, sự bắt giữ vệ tinh phía ngoài phải xảy ra gần thời điểm hình thành hành tinh khi Hệ Mặt trời chưa được tổ chức như ngày nay,” Sheppard nói.

“Lịch sử quỹ đạo của một vệ tinh có thể rất phức tạp… nhưng việc tìm hiểu một vệ tinh từ đâu đến có thể cho chúng ta biết về sự hình thành và phát triển của Hệ Mặt trời.”

Lucky_Rua – thuvienvatly.com
Nguồn: Universe Today

Mời đọc thêm