Phát hiện vệ tinh thứ tư của Pluto

Hiệp Khách Quậy Các nhà thiên văn sử dụng Kính thiên văn vũ trụ Hubble vừa phát hiện ra một vệ tinh thứ tư đang quay xung quanh hành tinh lùn băng giá Plato. Vệ tinh mới, nhỏ xíu, tạm đặt tên là P4, hiện ra trong kết quả khảo sát của Hubble tìm các vành bao... Xin mời đọc tiếp.

 Vệ tinh thứ tư của Pluto

Hai bức ảnh này, do Kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp cách nhau khoảng một tuần, cho thấy bốn vệ tinh đang quay xung quanh hành tinh lùn băng giá, xa xôi Pluto. Ảnh: NASA, ESA, và M. Showalter (Viện SETI)

Các nhà thiên văn sử dụng Kính thiên văn vũ trụ Hubble vừa phát hiện ra một vệ tinh thứ tư đang quay xung quanh hành tinh lùn băng giá Plato. Vệ tinh mới, nhỏ xíu, tạm đặt tên là P4, hiện ra trong kết quả khảo sát của Hubble tìm các vành bao quanh hành tinh lùn trên.

Vệ tinh mới trên là vệ tinh nhỏ nhất đã được phát hiện quay xung quanh Pluto. Nó có đường kính ước tính từ 13 đến 34 km. Để so sánh: vệ tinh lớn nhất của Pluto, Charon, có bề ngang 1043 km, và hai vệ tinh kia, Nix và Hydra, có đường kính từ 32 đến 113 km.

“Các camera của Hubble đã cho phép chúng tôi nhìn thấy một vật thể nhỏ bé như vậy một cách rõ ràng từ khoảng cách hơn 5 tỉ km”, phát biểu của Mark Showalter thuộc Viện SETI ở Mountain View, California, người lãnh đạo chương trình quan sát này, sử dụng Hubble.

Đây là kết quả của một nghiên cứu đang triển khai nhằm ủng hộ sứ mệnh Chân trời Mới của NASA, theo lịch trình sẽ bay qua hệ Pluto vào năm 2015. Sứ mệnh trên được thiết kế để cung cấp kiến thức sâu sắc mới về những thế giới tại biên giới của hệ mặt trời của chúng ta. Việc lập bản đồ Hubble của bề mặt Pluto và khám phá ra các vệ tinh của nó là vô giá đối với việc lập kế hoạch cho Chân trời Mới tiếp cận Pluto.

“Đây là một khám phá lớn”, phát biểu của nhà nghiên cứu chính của sứ mệnh Chân trời Mới, Alan Stern thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado. “Giờ thì chúng ta biết có thêm một vệ tinh nữa trong hệ Pluto, nên chúng tôi có thể lên kế hoạch quan sát cận cảnh Pluto trong chuyến bay qua [của chương trình] của chúng tôi”.

Vệ tinh mới nằm giữa quỹ đạo của Nix và Hydra, chúng được Hubble phát hiện ra hồi năm 2005. Charon được phát hiện ra vào năm 1978 tại Đài thiên văn Hải quân Mĩ và lần đầu tiên được Hubble phân giải là một vật thể tách rời Pluto vào năm 1990.

Người ta tin rằng toàn bộ hệ thống vệ tinh của hành tinh lùn Pluto đã được hình thành bởi một cú va chạm giữa Pluto và một vật thể cỡ hành tinh khác trong lịch sử buổi đầu của hệ mặt trời. Cú va chạm sẽ ném vật chất lên thành họ hàng vệ tinh quay xung quanh Pluto.

Đá mặt trăng lấy về Trái đất từ những sứ mệnh Apollo đưa đến lí thuyết rằng mặt trăng của chúng ta là kết quả của một va chạm tương tự giữa Trái đất và một vật thể cỡ sao Hỏa hồi 4,4 tỉ năm về trước. Các nhà khoa học tin rằng vật chất bay ra khỏi những vệ tinh của Pluto do những va chạm vi thiên thạch có thể tạo nên những cái vành bao xung quanh hành tinh lùn trên, nhưng những ảnh chụp Hubble chưa phát hiện ra vành nào cả.

P4 lần đầu tiên được nhìn thấy qua một ảnh chụp với Camera Trường Rộng 3 của Hubble vào hôm 28 tháng 6. Nó được xác nhận trong những bức ảnh Hubble sau đó chụp hôm 3 tháng 7 và 18 tháng 7. Vệ tinh trên không được nhìn thấy trong những ảnh chụp Hubble trước đây vì thời gian phơi sáng không đủ lâu. Đã có cơ hội cho nó xuất hiện dưới dạng một vết rất mờ trong những ảnh chụp hồi năm 2006, nhưng cơ hội đó đã bị bỏ lỡ.

Nguồn: JPL/NASA, PhysOrg.com

Mời đọc thêm