ROSAT sẽ trở về từ ngày mai 21/10

Hiệp Khách Quậy Cơ quan Vũ trụ Đức cho biết những mảnh vỡ của một vệ tinh thiên văn của nước này (ROSAT) nay không sử dụng nữa sẽ đi vào khí quyển trái đất trong tuần này. Theo ước tính, vệ tinh trên sẽ đi vào khí quyển sớm nhất là hôm 21/10, dự... Xin mời đọc tiếp.

Cơ quan Vũ trụ Đức cho biết những mảnh vỡ của một vệ tinh thiên văn của nước này (ROSAT) nay không sử dụng nữa sẽ đi vào khí quyển trái đất trong tuần này. Theo ước tính, vệ tinh trên sẽ đi vào khí quyển sớm nhất là hôm 21/10, dự báo có thể sai lệch 4 ngày.

Các mảnh vỡ của vệ tinh trên sẽ bốc cháy khi đi vào khí quyển nhưng có tới 30 mảnh vỡ cân nặng tổng cộng 1,7 tấn có thể lao xuống mặt đất với tốc độ lên tới 450 km/h.

Vệ tinh quay xung quanh Trái đất mỗi vòng 90 phút và các nhà khoa học chỉ có thể nói nó có thể lao xuống Trái đất ở bất cứ chỗ nào trong phạm vi từ 53 độ vĩ bắc đến 53 độ vĩ nam.

Các nhà khoa học không còn liên lạc với vệ tinh ROSAT nữa. Vệ tinh được phóng lên quỹ đạo hồi năm 1990.

ROSAT dùng cho nghiên cứu lỗ đen và sao neutron, và đã thực hiện cuộc khảo sát toàn bầu trời đầu tiên của những nguồn phát tia X với công cụ là một kính thiên văn ảnh.

Ban đầu, người ta dự tính nó sẽ hoạt động trong 18 tháng, nhưng do sự thành công khoa học to lớn của nó nên nó phải nghỉ hưu muộn hơn đến 8 năm, và đến năm 1999 thì thông tin liên lạc bị cắt đứt.

Vệ tinh thiên văn ROSAT của Đức  

Vệ tinh thiên văn ROSAT của Đức (Ảnh: AP Photo/EADS Astrium)

Cho dù trung tâm điều khiển có liên lạc được với vệ tinh, nhưng nó chẳng còn động cơ nào nên họ không thể thay đổi quỹ đạo của nó.

Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu phát triển công nghệ mới sẽ cho phép phá hủy có điều khiển các vệ tinh trong không gian, hoặc bắt giữ các vệ tinh để ngăn không cho chúng lao xuống Trái đất. Nhưng sẽ mất nhiều năm thì công nghệ đó mới triển khai được.

Các mảnh vỡ vệ tinh đi vào khí quyển hầu như mỗi tuần đều có, nhưng đa số đều bốc cháy lúc mới đi vào và hiếm có mảnh vỡ nào rớt xuống mặt đất.

Mảnh vỡ lớn nhất của ROSAT có thể rơi tới đất là cái gương chịu nhiệt của chiếc kính thiên văn già nua này.

Vệ tinh sẽ đi vào khí quyển ở tốc độ 28.000 km/h. Theo ước tính, xác suất mỗi mảnh vỡ rơi trúng người là 1/2000.

Thông tin cập nhật về ROSAT của Cơ quan Vũ trụ Đức: http://bit.ly/papMAA

Nguồn: PhysOrg.com

Mời đọc thêm