Nơi hai mặt trời cùng lặn trong vũ trụ

Hiệp Khách Quậy Một trong những cảnh đáng nhớ nhất trong bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao là cảnh nhà du hành Luke ở trên một ngọn đồi đầy bụi, ngắm cặp đôi mặt trời đang lặn bên nhau. Nhà du hành đang đứng trên hành tinh viễn tưởng Tatooine, nhưng... Xin mời đọc tiếp.

Một trong những cảnh đáng nhớ nhất trong bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao là cảnh nhà du hành Luke ở trên một ngọn đồi đầy bụi, ngắm cặp đôi mặt trời đang lặn bên nhau. Nhà du hành đang đứng trên hành tinh viễn tưởng Tatooine, nhưng hóa ra cảnh mặt trời lặn kì quái tương tự như vậy là có thể ngắm trên thực tế - từ hành tinh ngoại mới phát hiện có tên gọi là Kepler 16b, nó quay xung quanh hai ngôi sao.

Tuy nhiên, những người trên Trái đất đừng hi vọng quá sớm vào việc ngắm một cảnh mặt trời lặn kép như thế: bạn cần đi xa 200 năm ánh sáng đã, và một khi bạn đã tới đó, bạn sẽ không thể đứng được trên hành tinh đâu – nó là hành tinh khí.

 Không tệ so với Kepler 16b

Không tệ so với Kepler 16b (Ảnh: Absolute Films)

Tại trung tâm của hệ mặt trời kép mới phát hiện, một ngôi sao màu cam và một ngôi sao màu đỏ nhỏ hơn quay xung quanh nhau mỗi vòng 41 ngày, cách nhau nửa quãng đường từ Thủy tinh đến Mặt trời. Ngôi sao lùn cam và ngôi sao lùn đỏ cặp kè của nó tương ứng có 69% và 20% khối lượng của Mặt trời.

Kính thiên văn vũ trụ Kepler của NASA đã khám phá ra hành tinh trên bằng phương pháp đi qua (Khi hành tinh đi qua phía trước ngôi sao, nó chặn bớt một phần ánh sáng sao). Hành tinh trên vạch ra một quỹ đạo gần như tròn với hai mặt trời nằm gần như tại tâm của nó.

Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm