Nhà toán học Emmy Noether và định lý Noether trong vật lý

Hiệp Khách Quậy Emmy được sinh ra trong gia đình Do Thái ở thị trấn Bavarian vùng Erlangen, nước Đức. Cha của bà là nhà toán học Max Noether. Ban đầu Emmy dự định sẽ trở thành giáo viên dạy tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng sau khi vượt qua kỳ thi kiểm... Xin mời đọc tiếp.

Emmy được sinh ra trong gia đình Do Thái ở thị trấn Bavarian vùng Erlangen, nước Đức. Cha của bà là nhà toán học Max Noether. Ban đầu Emmy dự định sẽ trở thành giáo viên dạy tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng sau khi vượt qua kỳ thi kiểm tra trình độ, thay vì vậy bà lại chọn học toán tại đại học Erlangen, nơi cha bà làm giảng viên.

Sau khi hoàn thành luận án của mình vào năm 1907 dưới sự hướng dẫn của Paul Gordan, bà làm việc không lương tại Viện Toán học của Erlangen trong bảy năm (vào cái thời phần lớn phụ nữ bị loại khỏi các vị trí học thuật). Năm 1915, bà được David Hilbert và Felix Klein mời tham gia khoa toán tại Đại học Göttingen, một trung tâm nghiên cứu toán học nổi tiếng thế giới. Bà đã trải qua bốn năm giảng dạy dưới tên của Hilbert.

Emmy Noether

Emmy Noether (23/3/1882 - 14/4/1935)

Những đóng góp đột phá của Emmy là trong lĩnh vực đại số lý thuyết và vật lý lý thuyết. Bà đưa ra định lý Noether thứ nhất vào năm 1915 khi bà đang ở đại học Gottingen để giúp Einstein giải quyết vấn đề về nghịch lý bảo toàn năng lượng trong thuyết tương đối rộng.

Định lý Noether phát biểu rằng với bất kỳ một vi phân đối xứng nào, tác dụng của một hệ vật lý tương ứng với một định luật bảo toàn. Tác dụng của hệ vật lý là tích phân theo thời gian của hàm Lagrangian mà khi đó hệ vật lý sẽ hành xử dưới tác dụng của nguyên lý tối thiểu.

Sau 1933, bà bị cấm dạy ở Gottingen do đảng phát xít lên nắm quyền ở Đức. Bà di cư sang Mỹ và bắt đầu giảng dạy tại Viện nghiên cứu Cấp cao Princeton.

Emmy qua đời vào năm 1935 ở tuổi 53, sau một cuộc phẫu thuật u nang buồng trứng. Trong một lá thư do Einstein gửi đến tờ New York Time, ông nói về Emmy như sau: “một thiên tài toán học sáng tạo nhất kể từ khi phụ nữ bắt đầu được phép học cao”. Emmy được xem một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỉ 20.

Mời đọc thêm