Vũ trụ 13,82 tỉ năm tuổi

Hiệp Khách Quậy Giống như các nhà khảo cổ đào xới qua lớp bụi phủ của những nền văn minh cổ, các nhà khoa học thuộc sứ mệnh Planck của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) vừa công bố một bản đồ ánh sáng xưa nhất của Vũ trụ. Những kết quả vũ trụ học... Xin mời đọc tiếp.

Giống như các nhà khảo cổ đào xới qua lớp bụi phủ của những nền văn minh cổ, các nhà khoa học thuộc sứ mệnh Planck của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) vừa công bố một bản đồ ánh sáng xưa nhất của Vũ trụ. Những kết quả vũ trụ học đầu tiên của sứ mệnh Planck cho thấy Vũ trụ của chúng ta hơi già hơn và giãn nở chậm hơn so với trước đây người ta nghĩ.

Ước tính mới của sứ mệnh Planck cho tuổi của Vũ trụ là 13,82 tỉ năm.

Tấm bản đồ còn cho thấy có nhiều vật chất và vật chất tối và ít năng lượng tối, một lực giả thuyết đang gây ra sự giãn nở của Vũ trụ.

Bản đồ Planck

Bản đồ Planck cho thấy ánh sáng cổ xưa nhất trong Vũ trụ.

“Chúng tôi đang đo ánh sáng xưa nhất trong Vũ trụ, bức xạ nền vi sóng vũ trụ,” phát biểu của Paul Hertz tại NASA. “Nó là tấm bản đồ nhạy nhất và chi tiết nhất từ trước đến nay. Cứ như là đang chuyển từ ti vi kiểu cũ sang xài màn hình độ nét cao mới vậy.”

Nói chung, bức xạ nền vi sóng vũ trụ, ánh le lói của sự ra đời của Vũ trụ, là trơn và đều. Tuy nhiên, tấm bản đồ cung cấp cái nhìn sơ bộ vào những thăng giáng nhiệt nhỏ xíu in vết trên bầu trời khi Vũ trụ mới 370.000 năm tuổi. Các nhà khoa học tin rằng tấm bản đồ làm sáng tỏ một hóa thạch, hay dấu vết của trạng thái của Vũ trụ lúc 10 nano-nano-nano-nano giây sau Big Bang; chỉ một phần nhỏ xíu của thời gian cần thiết để bạn đọc câu vừa rồi. Các vết lốm đốm trong bản đồ Planck thể hiện những hạt giống từ đó các ngôi sao và các thiên hà ra đời.

Màu sắc trong bản đồ thể hiện những nhiệt độ khác nhau; màu đỏ là ấm hơn, màu xanh là lạnh hơn. Sự chênh lệch nhiệt độ chỉ 1/100 triệu của một độ. “Độ tương phản trong tấm bản đồ đã được tăng nét,” phát biểu của Charles Lawrence, một nhà khoa học NASA.

Vệ tinh Planck, phóng lên vào năm 2009 từ Trung tâm Vũ trụ Guiana ở Guiana thuộc Pháp, là một sứ mệnh ESA có sự đóng góp đáng kể từ phía NASA. Phi thuyền nặng hai tấn thu thập ánh le lói cổ xưa của sự ra đời của Vũ trụ từ nơi cách mặt đất hơn một triệu dặm.

Đây không phải là bản đồ đầu tiên do Planck tạo ra. Vào năm 2010, Planck đã mang đến một bản đồ bức xạ toàn bầu trời. Sử dụng các siêu máy tính, các nhà khoa học không những đã loại bỏ những phát xạ sáng rỡ từ những nguồn phía tiền cảnh, ví dụ như Dải Ngân hà, mà còn loại trừ cả ánh sáng tản lạc từ bản thân vệ tinh.

Khi ánh sáng truyền đi, vật chất tán xạ trong khắp Vũ trụ với lực hấp dẫn đi cùng với nó làm bẻ cong chút ít và hấp thụ ánh sáng đó, “làm cho nó lúc lắc tới lui”, theo lời nhà khoa học Martin White tại trường Đại học California, Berkeley. “Bản đồ Planck cho thấy tác động của toàn bộ vật chất ngược tới rìa của Vũ trụ. Nó không chỉ là một hình ảnh đẹp. Các lí thuyết của chúng ta về vật chất hình thành như thế nào và Vũ trụ ra đời như thế nào khớp một cách ngoạn mục với dữ liệu mới này.”

Các nhà khoa học Planck tin rằng dữ liệu mới sẽ giúp các nhà khoa học trau chuốt nhiều lí thuyết được đề xuất bởi các nhà vũ trụ học rằng Vũ trụ đã chịu qua một giai đoạn lạm phát nhanh và đột ngột.

Nguồn: Universe Today

Mời đọc thêm