Bí mật mộ cổ Ai Cập: cái thước đo góc đầu tiên?

Hiệp Khách Quậy Vật thể lạ trong hình trên được tìm thấy trong lăng mộ của một kiến trúc sư Ai Cập cổ đại. Trong hơn 100 năm qua, nó đã phải chờ đợi mỏi mòn trong khi các nhà khảo cổ vẫn tiếp tục tranh cãi về công dụng của nó. Xin mời đọc tiếp.

 Thước đo góc

(Ảnh: Jane Maria Hamilton)

Vật thể lạ trong hình trên được tìm thấy trong lăng mộ của một kiến trúc sư Ai Cập cổ đại. Trong hơn 100 năm qua, nó đã phải chờ đợi mỏi mòn trong khi các nhà khảo cổ vẫn tiếp tục tranh cãi về công dụng của nó.

Nay một nhà vật lí nữ cho rằng nó là cái thước đo góc được biết đầu tiên trên thế giới. Đề xuất hấp dẫn trên dựa trên những con số mã hóa khắc trên bề mặt của nó, tuy nhiên các nhà khảo cổ học vẫn còn hoài nghi cao độ.

Kiến trúc sư Kha hỗ trợ xây dựng lăng mộ của các pharaoh vào triều đại thứ 18, khoảng năm 1400 tCN. Ngôi mộ của ông được phát hiện còn nguyên vẹn vào năm 1906 bởi nhà khảo cổ học Ernesto Schiaparelli ở Deir-al-Medina, gần Thung lũng Các nhà vua. Trong số những cái thuộc về Kha là những thiết bị đo, bao gồm một thanh cubit, một dụng cụ đo mức giống bộ thước kẻ hiện đại, và cái dường như là một cái thùng gỗ rỗng hình thù kì lạ với một cái nắp có bản lề.

Schiaparelli nghĩ rằng vật thể vừa nói này có thể là một thiết bị đo mức khác. Bảo tàng ở Turin, Italy, nơi trưng bày các hiện vật trên, phân loại nó vào nhóm thiết bị cân lường.

Nhưng Amelia Sparavigna, một nhà vật lí tại trường Bách khoa Turin, cho rằng nó là một công cụ kiến trúc khác – một cái thước đo góc. Theo bà, điểm mấu chốt nằm ở những con số mã hóa trong phần trang trí công phu của vật, trông nó tựa một cái compa với 16 cánh cách đều nhau bao quanh là một vòng zig-zag với 36 góc.

Sparavigna cho biết nếu phần thanh thẳng của vật nằm trên một bờ dốc, thì đường dội sẽ cho biết độ nghiêng của nó trên mặt chia tròn (xem hình).

 Thước đo góc

Những con số quan trọng

Theo Sparavigna, đặc điểm chia nhỏ một phần 16 là trong hệ tính toán mà người Ai Cập sử dụng, và họ còn nhận ra 36 nhóm sao gọi là decan, cái sau này hình thành nên cơ sở của đồng hồ sao. Bà cho rằng vật thể trên là “một cái thước đo góc với hai tỉ lệ xích, một theo các phân số Ai Cập, và một theo các decan”.

Nhưng Kate Spence, một nhà khảo cổ tại trường Đại học Cambridge chuyên về kiến trúc Ai Cập cổ đại, cảm thấy không bị thuyết phục và vẫn giữ quan điểm rằng vật thể trên đơn giản là một cái thùng trang trí. Bà nói không giống như những thiết bị đo đã biết, các vết khắc đang nghi vấn không chính xác cho lắm: “Khi người Ai Cập muốn chính xác, thì họ làm được”. Bà nói người Ai Cập có xu hướng định nghĩa góc bằng cách đo hai cạnh của một hình chữ nhật, và không có thiết bị tương tự nào được biết cả.

Tham khảo: arxiv.org/pdf/1107.4946

Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm