Ảnh: NGC 1499 – Tinh vân California

Hiệp Khách Quậy Bang California của Mĩ có vai trò gì trong vũ trụ chứ? Trôi giạt trong Cánh tay Orion của Thiên hà Ngân hà xoắn ốc, đám mây vũ trụ này tình cờ nhại lại hình dáng bản đồ bang California ở duyên hải miền tây nước Mĩ. Mặt trời của chúng... Xin mời đọc tiếp.

Bang California của Mĩ có vai trò gì trong vũ trụ chứ? Trôi giạt trong Cánh tay Orion của Thiên hà Ngân hà xoắn ốc, đám mây vũ trụ này tình cờ nhại lại hình dáng bản đồ bang California ở duyên hải miền tây nước Mĩ. Mặt trời của chúng ta cũng nằm trong Cánh tay Orion của Dải Ngân hà, chỉ cách Tinh vân California khoảng 1500 năm ánh sáng. Còn có tên gọi khác là NGC 1499, tinh vân phát xạ kinh điển này này trải dài chừng 100 năm ánh sáng. Trên nhiều bức ảnh, ánh chói nổi bật nhất của Tinh vân California là ánh sáng đỏ đặc trưng của các nguyên tử hydrogen tái kết hợp với các electron đã bị tước đi từ lâu bởi ánh sáng sao giàu năng lượng tính. Tuy nhiên, trong bức ảnh trên, hydrogen có màu xanh lục, còn silicon được lập màu đỏ và oxygen được lập màu xanh lam. Ngôi sao có khả năng nhất mang lại ánh sáng sao giàu năng lượng làm ion hóa phần lớn chất khí của tinh vân trên là ngôi sao sáng, nóng, hơi xanh, Xi Persei, nằm ngay bên ngoài góc ảnh phía phải. Là mục tiêu thường xuyên của các nhà nhiếp ảnh thiên văn, Tinh vân California có thể nhìn thấy qua một chiếc kính thiên văn trường rộng dưới một bầu trời tối đen, trong hướng chòm sao Perseus, không xa chòm Thất tinh (Pleiades) bao nhiêu.

Ảnh: Markus Noller

Mời đọc thêm