Hướng đến năm 2011 (tiếp theo và hết)

Hiệp Khách Quậy Xin mời đọc tiếp.

Tiếp...

Tiệc mừng

IYC

2011 được chọn là năm Hóa học thế giới

Dĩ nhiên không chỉ các nhà thiên văn mới hướng tới năm mới với cái nhìn triển vọng, nhiều nghành chủ chốt khác cũng đang trên tiến trình này. Thực tế, năm 2011 được Liên hiệp quốc chọn là Năm hóa học thế giới(IYC) và nhận được sự đồng thuận của UNESCO, tổ chức quốc tế chuyên trách về giáo dục, khoa học và văn hóa. IYC đánh dấu 100 năm trao giải Nobel hóa học cho Marie Curie, tức là vào năm 1911 cho “việc phát hiện ra nguyên tố ra-đi và pô-lô-ni”.

Với chủ đề “hóa học-cuộc sống của chúng ta, tương lai của chúng ta”, IYC 2011 sẽ khởi động vào ngày 27-28 tháng Hai tới tại trụ sở của UNESCO tại Pari với màn mở đầu là cuộc nói chuyện của người giành giải Nobel hóa học năm 2009 Ada Yonath và giám đốc của Bội thẩm đoàn liên chính phủ về biến đổi khí hậu Rajendra Pachauri. Năm 2011 cũng đánh dấu 100 năm ngày thành lập Hội liên hiệp hóa học thế giới và 100 năm Hội nghị Solvay (Đây là hội nghị quốc tế về hóa học và vật lý được sáng lập bởi nhà công nghiệp người Bỉ Ernest Solvay vào năm 1911.ND). 2011 còn là kỉ niệm 100 năm Ernest Rutherford đề xuất mô hình nguyên tử. Một hội nghị về vật lý hạt nhân với tên gọi Hội nghị Một trăm năm Rutherford cũng được tổ chức tại Đại học Manchester vào tháng Tám năm 2011.

Một hoạt động lớn khác là kỉ niệm một trăm năm khám phá siêu dẫn, là hiện tượng mà điện trở của vật liệu bị giảm về không, nhờ vào thí nghiệm của nhà vật lý Heike Kamerlingh Onnes. Khi làm việc tại Đại học Leiden ở Hà Lan, Onnes cho dòng điện chạy qua một số kim loại tinh khiết như thủy ngân, chì, thiếc ở nhiệt độ rất thấp và khám phá ra rằng điện trở của thủy ngân gần bằng 0 ở nhiệt độ 4,2K. Onnes giành giải Nobel về vật lý cho nghiên cứu này vào năm 1903.

Năm sau còn là kỉ niệm 25 năm khám phá ra siêu dẫn nhiệt độ cao trong hợp chất có chứa bari, lathanum, đồng và ô-xi với nhiệt độ siêu dẫn vào khoảng 40K. Các vật liệu này còn mở đường cho sự khai sinh vật lý ngưng tụ, được khám phá năm 1986 bởi các nhà nghiên cứu của IBM Karl Müller và Johannes Bednorz và mang lại hai giải Nobel về vật lý vào năm sau đó. Chắc chắn không thể bỏ lỡ ấn phẩm đặc biệt về siêu dẫn của Physics World phát hành vào tháng Ba tới.

fermilab

Fermilab

Cắt giảm ngân sách

Như đã từng, các nhà vật lý sẽ không phải là các nhà vật lý nếu không đi kèm với những phàn nàn về kinh phí, và việc thắt chặt ngân sách ở nhiều nước chắc chắn sẽ mang lại sự thất vọng cho các nhà vật lý trong năm tới. Ở vương quốc Anh, điều này đã xảy đến vào đầu năm nay khi ngân sách cho nhiều đề mục nghiên cứu bị cắt giảm trong nổ lực giảm thiếu hụt ngân sách. Khi những thông báo chi tiết được loan ra vào tháng 12, nhiều nhà vật lý đã vấn an rằng việc cắt giảm chỉ liên quan đến Hội đồng khoa học và công nghệ, là trọng tâm đầu tư của Vật lý Anh quốc, sẽ ít gây lo lắng. Trong khi, chính phủ Anh cắt giảm nguồn chi đến 40%, để chuyển sang các dự án lớn như các máy gia tốc hạt và các phòng thí nghiệm đại học. Khó mà biết được việc cắt giảm này sẽ ảnh hưởng đến nền vật lý Anh quốc trong những năm tới như thế nào.

Các nhà nghiên cứu ở Hoa kỳ cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự khi sự đảm bảo của Đảng cộng hòa về một ngân sách dồi dào cho khoa học công nghệ là không còn nữa khi họ không còn nắm giữ Nhà trắng từ năm 2008. Nhiều thông tin chi tiết hơn sẽ biết đến sắp tới đây khi xem xét ngân sách cho năm 2011 và các nhà vật lý sẽ hướng mắt vào tháng Hai tới, khi Barack Obama công bố ngân sách dự kiến cho năm 2012.

Một phòng nghiên cứu cũng giành được sự quan tâm đặc biệt là Fermilab, nếu chính phủ chấp nhận đầu tư cho các máy va chạm Tevatron proton-phản proton ở đây trong ba năm tới, nó có thể “săn” được boson Higg. Tevatron được dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào năm 2011 và được chuyển sang các thí nghiệm hạt muon và neutrino. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học neutrino sẽ giận dữ nếu Tevatron tiếp tục được nới rộng đầu tư khoảng 35 triệu đô la một năm để tiếp tục hoạt động cho đến năm 2014, vì nó sẽ làm chậm các thí nghiệm NOvA.

Những kết quả mới

Trở lại Châu Âu, các ông chủ ở CERN sẽ thưởng thức những tối Giáng sinh đầy ý nghĩa, khi mà LHC đã bước đầu mang lại thành công với lần chạy đầu tiên sử dụng các ion chì tạo ra các va chạm proton ở mức 7TeV. Nhưng Lời đầu năm mà họ nhận được sẽ là quyết định liệu LHC có tiếp tục chạy cho đến hết năm 2012 hay không. Hiện các máy va chạm đã được cho nghĩ đến cuối năm 2011 để chuẩn bị cho một năm dài tiến hành những thí nghiệm then chốt, nhưng LHC cũng đã kịp thu được nhiều kết quả mới.Với việc săn tìm boson Higg đang nóng lên và Fermilab có thể được mở rộng trong ba năm tới, các nhà vật lý tại CERN hi vọng rằng bất kỳ một sự mở rộng tương tự sẽ cho họ cơ hội vượt lên trong năm tới.

Một thành tựu khác mang lại nhiều tiện lợi cho cuộc sống sau nhiều năm nghiên cứu là bộ đánh lửa NIF(National Ignition Facility), tập trung năng lượng của 192 chùm tía la-de vào một tiêu bản nhỏ chứa nhiên liệu hi-đrô. Sau thành công ở mức thử nghiệm trong năm nay, NIF sẽ chuẩn bị sử dụng nhiêu liệu phóng xạ đơ-tơ-ri và tri-ti trong đầy năm tới. Nếu thí nghiệm này thành công, nó sẽ là một bước tiến gần đạt đến “đánh lửa trước”(first ignition), thời điểm mà các thiết bị tạo ra nhiều năng lượng hơn trước đây rất nhiều nhờ vào các phản ứng hạt nhân, có khả năng thành hiện thực vào cuối năm nay.

Nào, hãy cùng tiến vào năm 2011!    

Theo physicsworld.com

Mời đọc thêm