Hướng đến năm 2011

Hiệp Khách Quậy Xin mời đọc tiếp.

Thiên văn vũ trụ

Các nhà thiên văn học đã viết nên câu chuyện thần thoại trong 12 tháng qua. Không chỉ Trạm quan sát động lực của hệ Mặt trời được đưa lên quỹ đạo vào tháng Năm, đã gửi về Trái đất cả kho dữ liệu và hình ảnh của Mặt trời, mà trạm thám sát bầu trời WISE cũng đã thành công trong việc truyền về những thông tin đầu tiên của vũ trụ ở thang hồng ngoại. trong khi đó, các nhà nghiên cứu ở Nhật có những lý do đáng để ăn mừng sau khi nhiệm vụ Hayabusa của Ủy ban không gian Nhật Bản đã mang về những mảnh nhỏ từ một tiểu hành tinh lần đầu tiên. Hai nhiệm vụ khác cũng góp phần tạo nên sự kỳ diệu này là: vệ tinh Plank được phóng lên vào tháng Năm năm 2009 bởi Ủy ban không gian Âu châu, đã mang lại bản đồ của toàn bộ bầu trời lần đầu tiên, trong khi Trạm thăm dò trường hấp dẫn và các chu trình ổn định của biển ESA được phóng lên vào tháng BA năm 2009, lần đầu tiên vẽ nên bản đồ hấp dẫn của Trái đất.

ahead1

Liệu các nhà thiên văn học có tìm thấy một hành tinh hệt như Trái đất vào năm 2011?  

Những thành tựu này không cho thấy dấu hiệu suy yếu vào năm 2011 với việc phóng lên quỹ đạo của những trạm chủ chốt cùng với nhiều nhiệm vụ mới. Hỏa tinh vẫn là đích đến thường xuyên của Ủy ban không gian Nga, với việc phóng tàu Phobos Grunt vào tháng 11, sẽ mang về Trái đất một mảnh đá từ mặt trăng Phobos của nó. Cũng trong tháng đó, Phòng thí nghiệm khoa học Hỏa tinh của NASA cũng sẽ bắt đầu chuyến hành trình đến hành tinh đỏ để nghiên cứu hành trạng của hành tinh này.

Cũng sẽ được phóng lên vào năm tới là tàu Juno của NASA với đích đến là Thổ tinh, được chờ đợi sẽ cất cánh vào tháng Tám nhằm trả lời các nghi vấn về cấu tạo chất, trường hấp dẫn và từ trường của nó. NASA còn phóng lên vệ tinh Thành tựu để quan sát Trái đất vào tháng 11 nhằm mục đích nghiên cứu bầu khí quyển ở cả thang nhìn được và thang hồng ngoại của hành tinh chúng ta.

Ở nơi khác trong hệ mặt trời của chúng ta, các nhà thiên văn học cũng đang chờ đợi phi thuyền Messenger của NASA sẽ đến đích vào tháng Ba, và bắt đầu chuyển sang chế độ quay quanh Thủy tinh sau 6 năm rưỡi hành trình. Phi thuyền này cũng đã hoàn tất ba vòng bay để chụp ảnh bề mặt của hành tinh này chỉ trong vài giờ. Tàu này sẽ đi vào quỹ đạo quỹ đạo quanh hành tinh này để nghiên cứu cấu tạo chất, lịch sử địa chất và từ trường của nó trong một năm với độ chi tiết cao hơn nhiều lần. Nhà khoa học Louise Proctor sẽ ghi lại nhiệm vụ của chuyến hành trình vào tháng Hai trong ấn phẩm của tạp chí Physics World.

Trái đất khác?

Hướng tầm nhìn lên cao đến những người hàng xóm của chúng ta, nhiệm vụ Kepler, được NASA phóng lên vào năm 2009 để khám phá những hành tinh kiểu Trái đất nằm ở đâu đó trong vũ trụ, sẽ tiếp tục mang về nhiều kết quả hơn nữa những ngoại hành tinh kiểu này và vượt xa con số 350 mà nhiệm vụ này đã mang lại. Đông đảo các nhà thiên văn chờ đợi những thông tin chi tiết hơn nữa về các hành tinh mà Kepler đã thông báo vào năm nay. Năm 2011 là năm mà các nhà thiên văn sẽ khám phá ra một ngoại hành tinh hệt như Trái đất?

ahead2

Thiết bị nghiên cứu khoa học tự hành trên Hỏa tinh. 

Năm tới đây cũng đánh dấu lần bay cuối của Tàu không gian US lên Trạm không gian quốc tế. Lần phóng tàu con thoi cuối cùng này được dự kiến sẽ là vào cuối năm nay nhưng bị chậm lại do một lỗ hỗng khí gây ra bởi chuyến bay của Endeavour để lại vào tháng Sáu. Endeavour cũng là một nhiệm vụ với nhiều chờ đợi: nó mang Máy đo phổ từ Alpha(AMS), một thiết bị dò tia vũ trụ giúp phân biệt một lượng lớn các loại tia vũ trụ bao gồm cả các chùm hạt positron năng lượng cao có thể được tạo ra bởi các hạt vật chất tối trong Dải Ngân hà. Những kết quả đầu tiên từ AMS được mong đợi sẽ đến vào cuối năm sau. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ sẽ quyết định vào đầu năm sau sẽ đầu tư cho tàu con thoi trong tương lai, được phóng lên vào tháng 11, và đánh dấu chuyến bay cuối cùng của loại tàu không gian này.

Trở lại mặt đất, kính thiên văn tổng quan Năng lượng tối, được điều hành bởi trung tâm vật lý hạt Fermilab ở Batavia, Illinois, được chờ đợi sẽ đi vào hoạt động vào tháng Mười. Nó sẽ là chiếc camera lớn nhất dùng để quan sát năng lượng tối, loại vật chất bí ẩn được cho là nguyên nhân gây ra chuyển động có gia tốc của vũ trụ. Chiếc kính này đã được chế tạo và sẽ bắt đầu di chuyển đến Chile vào đầu năm sau, ở đây camera 570 megapixel(đơn vị đo độ nét của ảnh chụp, chiếc điện thoại của bạn cầm trên tay có camera vào khoảng 1,3 đến 5 megapixel.ND) để quan sát hơn 300 triệu thiên hà ở bầu trời nam để đo tốc độ của chúng.

Còn tiếp...

Theo physicsworld.com

Mời đọc thêm