Lục quang tuyến: Hiện tượng thiên nhiên đẹp và may mắn

Hiệp Khách Quậy Lục quang tuyến là một hiện tượng trong đó một phần của Mặt Trời bỗng đột ngột đổi màu trong chừng 1 hoặc 2 giây. Lóe sáng nhanh màu lục này thường dễ thấy lúc hoàng hôn hơn lúc bình minh. Xin mời đọc tiếp.

Lục quang tuyến là một hiện tượng trong đó một phần của Mặt Trời bỗng đột ngột đổi màu trong chừng 1 hoặc 2 giây. Lóe sáng nhanh màu lục này thường dễ thấy lúc hoàng hôn hơn lúc bình minh.

Cảnh tượng thoáng qua này có nguyên nhân bởi sự khúc xạ ánh sáng, hiện tượng đặc biệt đáng kể lúc hoàng hôn và bình minh, khi ánh sáng đi qua lớp khí quyển Trái Đất dày hơn. Khí quyển là bẻ cong ánh sáng mặt trời đi qua nó, phân tách ánh sáng thành các màu thành phần của nó, giống hệt như một lăng kính làm bẻ cong và phân tách ánh sáng mặt trời thành cầu vồng.

Những màu ánh sáng khác nhau uốn cong những lượng khác nhau tùy theo bước sóng của chúng; các bước sóng ngắn (màu lam, tím và lục) bị khúc xạ mạnh hơn các bước sóng dài (màu vàng, cam và đỏ). Vì thế, ánh sáng màu lam và tím bị khí quyển tán xạ còn ánh sáng đỏ, cam và vàng bị hấp thụ, để lại ánh sáng lục là dễ nhìn thấy nhất trong vài giây ngắn ngủi khi Mặt Trời lặn xuống hoặc mọc lên ở đường chân trời.

Tuy nhiên, lục quang tuyến không phải lúc nào cũng có màu lục.

Thỉnh thoảng, khi không khí đặc biệt trong lành, có đủ tia sáng màu lam hoặc tím đi xuyên qua khí quyển và tạo ra lóe sáng màu lam thay vì màu lục. Tuy vậy, màu lục là màu sắc thường được người ta bắt gặp và chụp ảnh.

Lục quang tuyến

Khi Mặt Trời lặn xuống Thái Bình Dương, ánh sáng cuối cùng của nó bỗng chuyển thành màu xanh lục. Lục quang tuyến này hiếm khi được nhìn thấy. Ảnh: Nigella Hillgarth

Có bốn loại lục quang tuyến: ảo ảnh bên dưới, ảo ảnh lộn ngược, lóe sáng hút chìm và tia sáng màu lục. Hầu như mọi cảnh tượng lục quang tuyến mà người ta nhìn thấy đều rơi vào hai loại đầu.

Lóe sáng ảo ảnh bên dưới có hình oval và dẹt, xuất hiện ở gần mực nước biển khi bề mặt nước ấm hơn không khí phía trên nó.

Lóe sáng ảo ảnh lộn ngược xuất hiện cao hơn trên bầu trời và khi các điều kiện trên mặt nước lạnh hơn không khí phía trên. Các lóe sáng này mỏng, kéo sọc chia lát mặt trời, và chúng chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 giây.

Lóe sáng hút chùm được tạo ra khi mặt trời trông như tạo thành hình đồng hồ cát do một hiện tượng gọi là đảo nghịch khí quyển, nó xảy ra khi một lớp không khí ấm bắt giữ không khí lạnh và hơi ẩm ở gần mặt đất. Trong trường hợp hiếm này, phần phía trên của mặt trời bỗng thành màu lục trong thời gian lên tới 15 giây.

Loại lục quang tuyến hiếm nhất là tia sáng màu lục. Trong tình huống này, một chùm ánh sáng lục chiếu thẳng lên vài độ so với lục quang tuyến ngay sau khi mặt trời lặn khoảng một giây. Nó là do sự kết hợp của không khí mù sương và một lục quang tuyến sáng khác thường thuộc ba loại kia.

Làm thế nào quan sát lục quang tuyến?

Không có cách nào tối ưu đảm bảo quan sát thấy lục quang tuyến hết. Cách tốt nhất là đi đến nơi nào đó có tầm nhìn rộng đến chân trời và không bị ô nhiễm, ví dụ trên đại dương.

Cảnh quan lục quang tuyến thường xuất hiện trên đại dương, nơi thấy được phần nhiều khí quyển hơn và có đường nhìn hầu như song song với đường chân trời. Các đồng cỏ và sa mạc bằng phẳng cũng có xu hướng có các điều kiện thích hợp để ngắm lục quang tuyến. Thỉnh thoảng, các điều kiện hoàn hảo đến mức người ta quan sát thấy lục quang tuyến kép vốn rất hiếm gặp.

Nhà thám hiểm địa cực Adm. Richard Byrd cùng đoàn thủy thủ của ông quả quyết rằng họ đã nhìn thấy “mặt trời màu xanh lục” kéo dài trong 35 phút trong một chuyến thám hiểm đến Nam Cực vào năm 1929. Ngày nay, các nhà khoa học tin rằng phải có một hiệu ứng ảo ảnh nào đó hiện diện thì hiện tượng mới diễn ra trong khoảng thời gian dài như thế.

Nguồn: LiveScience

Mời đọc thêm