Bom nguyên tử cũng gây ra hiện tượng cực quang

Hiệp Khách Quậy ... Xin mời đọc tiếp.

Cực quang nhân tạo

Vào năm 1962, chính phủ Mĩ đã cho nổ một quả bom hạt nhân trên bầu trời Honolulu. Vụ nổ này có một số tác động ngoài trông đợi, trong đó có màn trình diễn cực quang nhân tạo kéo dài bảy phút mà bạn có thể nhìn thấy trong bức ảnh trên.

Sau khi vành đai Van Allen được khám phá ra vào đầu thập niên 1960 – vành đai gồm những hạt tích điện tự do bị giam cầm trên cao bởi từ trường của Trái đất – các nhà khoa học đã ngẫm tới ngẫm lui trước sự tồn tại của hiện tượng mới này và nghĩ “À, thử bắn một quả đạn hạt nhân vào nó xem sao.” Vụ thử hạt nhân có tên gọi là Starfish Prime, và nó được thả ra trong khí quyển ở cao 250 dặm phía trên Thái Bình Dương. Vụ nổ có thể được nhìn thấy rõ ràng từ Honolulu.

Một kết quả ngoài trông đợi khác của vụ thử bom là nó xóa sổ một vệ tinh viễn thông được phóng lên không bao lâu sau đó. Đặc biệt hơn, ít nhất là với những người chứng kiến vụ nổ, là một màn trình diễn ánh sáng kéo dài bảy phút. Các hạt vật chất do quả bom giải phóng ra va chạm với các phân tử không khí, làm chúng nóng lên và thắp sáng bầu trời. Nhìn qua ảnh thì đẹp, nhưng có lẽ bạn sẽ cảm thấy hài lòng là mình đã không có mặt tại hiện trường khi đó!

Nguồn: NPR

Mời đọc thêm