Cực quang Yukon cùng những vệt sao

Hiệp Khách Quậy cực quang, trạm vũ trụ quốc tế, ISS, ảnh đẹp thiên văn, ảnh đẹp vũ trụ Xin mời đọc tiếp.

Cực quang Yukon

Cực quang Yukon cùng những vệt sao

Tải ảnh cỡ lớn

Ðặt cố định trên một cái giá ba chân, một camera có thể ghi lại những vết duyên dáng để lại bởi những ngôi sao khi Trái đất quay trên trục của nó. Nhưng ở những vĩ độ cao trong tháng 3 và tháng 4, nó còn có thể chụp dược một cực quang lung linh trong đêm. Thật ra, khoảng vài tuần trước sau ngày xuân phân/thu phân, là thời gian thích hợp cho những sãn ảnh cực quang. Những khả nãng ấy được chứng minh trong khung cảnh tuyệt đẹp dướii ánh trãng soi này chụp ở tây bắc vùng lãnh thổ Yukon thuộc Canada. Nó được chụp vào lúc sáng sớm ngày 1 tháng 3, cách đường cao tốc Klondike khoảng 60 km về phía nam thành phố Dawson. Ðể có bức ảnh trên, nhiều ảnh phơi sáng ngắn đã được ghép lại bằng phương pháp số để mang lại những cung sao đồng tâm cùng những bức màn cực quang xanh xanh còn gọi là ánh sáng phương bắc.

Ảnh: Yuichi Takasaka/TWAN/www.blue-moon.ca

Trạm vũ trụ

Ảnh chụp radar của Trạm Vũ trụ Quốc tế
Tải ảnh 1024 x 768

Ngày 13 tháng 3, 2008, Trạm Vũ trụ Quốc tế đã đi qua vùng quan sát của vệ tinh cảm biến từ xa của Đức, TerraSAR-X, ở khoảng cách 195 km, và ở tốc độ tương đối 34.540 km/h.

Trái với những camera quang học, radar không ‘nhìn thấy’ các bề mặt. Thay vào đó, nó quan tâm nhiều hơn đến các góc cạnh phản hồi tín hiệu vi sóng mà nó gửi đi. Các bề mặt nhẵn, ví dụ như bề mặt các tấm năng lượng mặt trời của trạm hay các tấm bức xạ dùng để tiêu tán nhiệt lượng vượt mức, trừ khi đối diện trực tiếp với anten radar, có xu hướng làm chệch hướng chứ không phản xạ chùm tia radar, làm cho những chi tiết này xuất hiện trên ảnh radar là những vùng tối. Ảnh radar của trạm vũ trụ, do đó, trông tựa như một tập hợp dày đặc những đốm sáng từ đó những đường nét ngoài của trạm có thể được nhận ra rõ ràng. Bộ phận trung tâm của trạm, nơi mọi module khác neo đậu vào, có một cấu trúc lưới thể hiện vô số bề mặt phản xạ kích cỡ chừng 1 mét. Nói cách khác, những vật có thể mô tả là những đơn vị rời rạc – nghĩa là, thể hiện tách biệt – cho thấy chúng ít nhất cũng cách nhau 1 mét. Nếu chúng ở gần nhau hơn 1 mét, thì chúng có khuynh hướng hợp nhất thành một đốm trên ảnh radar.

Kể từ khi bức ảnh này được chụp, trạm vũ trụ đã được mở rộng và hoàn tất hơn 90%, trong đó có việc lắp đặt hoàn chỉnh các tấm năng lượng mặt trời.

Ảnh: DLR

Mời đọc thêm