29/08/1949: Liên Xô thử quả bom nguyên tử đầu tiên

Hiệp Khách Quậy Vào ngày này năm 1949, Liên Xô cho nổ món vũ khí hạt nhân đầu tiên của nước này tại bãi thử hạt nhân trên thảo nguyên Kazakhstan. Nhiều nhà sử học xem sự kiện này là sự mở đầu của cuộc chạy đua hạt nhân. Xin mời đọc tiếp.

Vào ngày này năm 1949, Liên Xô cho nổ món vũ khí hạt nhân đầu tiên của nước này tại bãi thử hạt nhân trên thảo nguyên Kazakhstan. Nhiều nhà sử học xem sự kiện này là sự mở đầu của cuộc chạy đua hạt nhân.

Gọi là “Chớp lửa Đầu tiên” theo tiếng Nga và “Joe-1” theo tiếng Mĩ (ám chỉ Joseph Stalin), quả bom Liên Xô cho nổ thử có sức công phá ngang với quả bom nguyên tử mà nước Mĩ thả xuống Nagasaki hồi bốn năm trước đó. Sự thành công của Liên Xô khiến phương Tây bị sốc nặng. Giới tình báo Mĩ vẫn tin rằng ít nhất thì vài năm nữa Liên Xô mới có khả năng sở hữu một dụng cụ hạt nhân.

Joe-1

Joe-1, tên do người Mĩ đặt cho quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô, ám chỉ Joseph Stalin.

Quá trình đó diễn ra nhanh chóng, một phần nhờ vào nhà vật lí Klaus Fuchs và những nhà khoa học khác là thành viên của mạng lưới điệp viên Xô Viết cài trong chương trình hạt nhân của Mĩ. Fuchs là một di dân người Đức đã trở thành công dân Anh trước khi tham gia Dự án Manhattan vào năm 1943, ông đã tiết lộ các bí mật hạt nhân của Anh và Mĩ cho Moscow kể từ khi Đức xâm lược Liên Xô vào năm 1941, vì ông tin rằng người Liên Xô có quyền được biết các đồng minh của họ đã tiến triển đến đâu.

Quy mô xâm nhập của Liên Xô vào chương trình hạt nhân của các đối thủ của họ không được đánh giá trọn vẹn mãi cho đến tháng 1 năm 1950, khi Fuchs, dưới sự nghi ngờ đã lâu của tình báo Anh, cuối cùng bị lật tẩy. Sự thú tội của ông trước MI5 còn làm dính líu tới Harry Gold, một người Mĩ nhập tịch sau này thừa nhận đã đưa tin cho Liên Xô vì niềm tin của Fuchs. Sau này Gold là nhân chứng quan trọng trong phiên tòa xét xử Julius và Ethel Rosenberg.

Một số nhà khoa học hạt nhân Xô Viết trước đó đánh giá thấp giá trị của thông tin do Fuchs cung cấp, họ cho rằng chính sự thiếu hụt uranium, chứ không phải do thiếu kiến thức không biết làm gì với nó, là nguyên nhân khiến Liên Xô bị chậm bước lúc ban đầu. Thật ra, nghiên cứu hạt nhân của Liên Xô, cho dù không có sự hỗ trợ từ cái gọi là các điệp viên nguyên tử, cũng đã tiến bộ rồi.

Cho dù nguyên nhân là gì đi nữa, họ đã không chậm bước quá lâu. Sau tiếng nổ của Joe-1 vào năm 1949, người Liên Xô đã đuổi kịp tiến độ thử nghiệm bom khinh khí của Mĩ với quả bom của riêng họ vào năm 1953, và sau đó tiếp tục giữ tốc độ khi hai nước bắt đầu sản xuất hàng loạt những vũ khí này. Vào giữa thập niên 1970, kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô đã qua mặt nước Mĩ. Ngay cả với các hiệp ước hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân sau này và sự sụp đổ của Liên Xô, đến nay nước Nga vẫn giữ vững địa vị quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.

123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: www.wired.com

Mời đọc thêm