Cập nhật thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima - I - Nhật Bản - 28/3

Hiệp Khách Quậy Trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xin mời đọc tiếp.

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGH

T Công tác x lý thông tin s cnhà máy đin ht nhân Fukushima I

THÔNG TIN TÌNH HÌNH SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN FUKUSHIMA- I NHẬT BẢN

(từ ngày 22/3 đến khoảng 15h00 ngày 23/3/2011)

1. TÌNH HÌNH NHÀ MÁY TÍNH ĐẾN 15:00 NGÀY 28/3/2011

(Ngun tin: JAIF, NISA và IAEA, WNN)

Theo website World Nuclear News (Tin tc ht nhân thế gii -WNN) hôm nay công ty TEPCO đã đính chính và xin lỗi về việc ngày hôm qua đã đưa tin mức phóng xạ trong nước lớn hơn mức bình thường ‘mười triệu lần’.

Theo cập nhật đến ngày 28/3 của JAIF, NISA và IAEA:

-Tiếp tục thấy khói trắng thoát ra từ tổ máy số 1, 2, 3 và 4.

- Áp suất bên trong thùng áp lực của lò phản ứng tăng nhẹ tại Tổ máy số 1 và ổn định ở tổ máy số 2 và 3 chứng tỏ thùng áp lực của các tổ máy này không có hư hại lớn.

-Về nhiệt độ phần đáy thùng lò áp lực: Tại Tổ máy số 1, nhiệt độ đã giảm nhẹ, hiện ở mức 142oC; tại Tổ máy số 2, nhiệt độ đã giảm từ 100oC trong ngày 26/3 xuống 97oC ngày 27/3. Việc tiêu nước đã nhiễm phóng xạ tại tầng nền tòa nhà tuốc bin của hai tổ máy này xuống thùng ngưng tụ vẫn đang tiến hành để cho phép các hoạt động sửa chữa được tiếp tục.

-Việc phun nước ngọt vào vùng hoạt lò phản ứng của tổ máy số 1, 2 và3 đang được tiến hành, còn việc xả áp từ lớp bảo vệ bê tông cốt thép của các tổ máy này đang tạm dừng.

-Tiếp tục phun nước vào các bể chứa nhiên liệu đã cháy: Ở Tổ máy số 2 dùng máy bơm; ở Tổ máy số 3 dùng xe bơm bê tông phun nước với lưu lượng 50 tấn/giờ từ 12:34 đến

14:36 ngày 27/3 (10:34-12:36 giờ Việt Nam); ở Tổ máy số 4 dùng vòi cứu hỏa từ 16:55 đến

19:25 ngày 27/3 (14:55-17-25 giờ Việt Nam).

2. TÌNH HÌNH PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG TẠI NHẬT BẢN

(Ngun: JAIF, NISA, Trung tâm ng phó Tình trng khn cp và s c ca Cơ quan Năng lượng nguyên t quc tế ( IAEA/IEC), website IAEA)

a) Trong khu vực nhà máy

-
Mức độ phóng xạđo được tại cổng phía Tây nhà máy lúc 16:00 ngày 27/3 giờ Nhật Bản (14:00 giờ Việt Nam) là 132,5 μSv/h; lúc 6:00 ngày 28/3 (4:00 giờ Việt Nam) là 125,8 μSv/h; lúc 9:00 ngày 28/3 (7:00 giờ Việt Nam) là 140,4 μSv/h.
-
Mức độ bức xạ bên trong lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép và bể triệt áp của các tổ máy số 1, 2 và 3 tiếp tục giảm.

b) Bên ngoài nhà máy

- Ngày 27/3, chuyên gia IAEA đã kiểm xạ tại các điểm có khoảng cách 30-41 km từ nhà máy thu được kết quả: Suất liều dao động từ 0,9-17 μSv/h và nhiễm bẩn beta-gamma dao động từ 0,03-3,1 MBq/m2. Còn tại 8 địa điểm ở Tokyo, suất liều gamma đo được dao động từ 0,080,15 μSv/h.

Lượng phóng xạđo được tại 45 tỉnh khác không có thay đổi đáng kể so với ngày hôm qua.

c) Về phóng xạ trong thực phẩm, sữa và nước uống

Khuyến cáo không sử dụng nước máy cho trẻ em tại một số khu vực của các tỉnh sau: Fukushima (Kawamata, Minamisouma, Tamura, Iwaki, Iitate), Ibaraki (Kasama), Chiba (Kashiwai) và cho người lớn tại các tỉnh Tochigi, Saitama.

d) Đo phóng xạ môi trường biển

Nồng độ I-131 đo được ở phía Nam kênh xả nước chính của nhà máy là 7,4×101Bq/cm3, cao hơn 1800 lần nồng độ giới hạn cho phép trong nước bên ngoài khu vực kiểm soát môi trường.

3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN PHÁT TÁN CHẤT PHÓNG XẠ

VÀO MÔI TRƯỜNG

a) Số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

S liu ht nhân phóng x môi trường

-Trạm quan trắc JPP38 của Nhật Bản nằm gần khu vực nhà máy Fukushima I đã phát hiện được ít nhất 3 hạt nhân phóng xạ từ phản ứng kích hoạt và khoảng 13 hạt nhân phóng xạ từ phản ứng phân hạch.

-Trạm tại Phillipines cũng đã phát hiện thấy các hạt nhân phóng xạ.

Hình mô phng đám mây phóng x vùng Đông Nam Á trong các ngày 28, 29/3
28/3
hn
29/3

Thông tin chi tiết xin xem ti Website ca Vin Năng lượng nguyên t Vit Nam: http://www.vaec.gov.vn.

b) Kết quả tính toán phát tán nhân phóng xạ từ 26-29/3/2011 của Cơ quan khí tượng Nhật Bản

4. SỐ LIỆU ĐO PHÓNG XẠ VÀ PHÔNG BỨC XẠ GAMMA TRONG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM

a) Số liệu đo phóng xạ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt (27 –28/3/2011)

TT Khoảng thời gian Hướng gió Tốc độ gió Tổng hoạt độ bêta trong Suất liều gamma môi trường (μSv/h)



(m/s) son khí (Bq/m3) Trung bình Thấp nhất Cao nhất
1 19 giờ (27/3/2011)– 1 giờ (28/3/2011) Đông Bắc 2 - 5
0,17 0,15 0,19
2 1 – 7 giờ (28/3/2011) Đông- Đông Bắc 3 - 11 0,03±0,01 0,17 0,13 0,22
3 7 – 13 giờ (28/3/2011) Đông Bắc 10 - 17
0,16 0,14 0,18
4 13 – 15 giờ (28/3/2011) Đông- Đông Bắc 7 - 15
0,17 0,16 0,19
Chỉ tiêu Giá trị quan trắc Mức phông Ghi chú
K-40 trong mẫu son khí (μBq/m3) < 3 3 ÷ 50
Be-7 trong mẫu son khí (μBq/m3) 412 ± 140 400 ÷ 4400
U-238 trong mẫu son khí (μBq/m3) < 0,2 0,2 ÷ 7,5
Th-232 trong mẫu son khí (μBq/m3) < 0,35 0,35 ÷ 4,69

Trong bụi khí chỉ quan trắc thấy các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ; K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất.

Kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc mẫu sol khí tại Viện KHKTHN

Thông số/chỉ tiêu Vị trí Hà Nội Mức phông
Thời gian thu góp mẫu từ 26/3 đến 27/3
Thể tích mẫu thu góp 21000 m3
Nhân phóng xạ phân hạch Cs-137, Cs-134 Chưa phát hiện thấy ngưỡng phát hiện 10-6 Bq/m3
I-131 (μBq/m3) 24,2±2,8 ngưỡng phát hiện 10-6 Bq/m3
Suất liều gamma (μSv/h) 0,11-0,15 (TB:0,14)
K-40 trong mẫu son khí (μBq/m3) 47,6±6,4 30- 91
Be-7 trong mẫu son khí (μBq/m3) 604,7±33,7 500-3990
U-238 trong mẫu son khí (μBq/m3) 1,1±1,1 1,8-10
Th-232 trong mẫu son khí (μBq/m3) 1,1±1,1 3,0- 6,6

b) Số liệu của Trung tâm ứng phó sự cố - Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tại Hà Nội

Sut liu phông bc x môi trường
Ngày Giá trị trung bình µSv/h Giá trị lớn nhất µSv/h Giá trị nhỏ nhất µSv/h
27/3/2011 0,159 0,171 0,146
28/3/2011 0,159 0,174 0,148

Sai số của phép đo là ±15% với độ tin cậy là 95%.

Biu đồ quan trc phông phóng x t 12:00 ngày 27/3/2011 ti 12:00 ngày 28/3/2011

Trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

* * *

Việc khắc phục sự cố hạt nhân ở nhà máy Fukushima I vẫn còn diễn biến phức tạp như: rò rỉ phóng xạ qua hơi nước thoát từ lò phản ứng và bể chứa nhiên liệu đã cháy; hiện tượng nước nhiễm xạ ngập ở sàn tòa nhà tuốc bin vẫn chưa khắc phục được, do vậy công nhân chưa thể tiếp cận để sửa chữa máy móc, thiết bị. Tuy nhiên đã có những dấu hiệu tích cực trong kế hoạch ứng phó để sửa chữa các thiết bị làm lạnh tại các tổ máy.

Trong buổi làm việc chiều ngày 28/3 với Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến, chuyên gia Nhật Bản Satoru Toshimitsu, Trưởng đại diện Văn phòng của Diễn đàn công nghiệp điện hạt nhân Nhật Bản (JAIF), kiêm Trưởng đại diện Công ty phát triển điện hạt nhân quốc tế Nhật Bản (JNED) tại Việt Nam, cho rằng trừ trường hợp tiếp tục xảy ra động đất và sóng thần tại địa điểm nhà máy, thì cùng với sự giúp đỡ của IAEA và các nước khác, Nhật Bản có thể kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả của sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima I. Và có thể loại trừ được khả năng xảy ra vụ nổ hạt nhân tại các lò phản ứng như trường hợp của Chernobyl.

T Công tác x lý thông tin s c nhà máy đin ht nhân Fukushima I ca B Khoa hc và Công ngh s tiếp tc theo dõi và cung cp thông tin kp thi.

 

Tổ công tác của Bộ KH&CN đã được thành lập bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, Cục năng lượng nguyên tử nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình hình sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I do ảnh hưởng của động đất và sóng thần.

Theo đó, Tổ công tác sẽ chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin từ nguồn tin của Nhật Bản, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Hội hạt nhân thế giới và các đài truyền hình quốc tế. Thông tin sẽ được cung cấp cho các cơ quan truyền thông hàng ngày cho đến khi sự cố được xử lý xong ở Nhật Bản.

Liên tục cập nhật

Thông tin từ Tia Sáng - Bộ KH&CN

Mời đọc thêm