Sổ tay Giải đáp Thắc mắc Vật lí - Phần 4

Hiệp Khách Quậy Trong hàng nghìn năm trời, giây, và các đơn vị khác dùng để đo thời gian, được xây dựng theo chuyển động quay của Trái đất. Phương pháp đầu tiên đo thời gian ngắn hơn một ngày có từ hồi năm 3500 trước Công nguyên, khi một dụng cụ... Xin mời đọc tiếp.

Đồng hồ đầu tiên là gì?

Trong hàng nghìn năm trời, giây, và các đơn vị khác dùng để đo thời gian, được xây dựng theo chuyển động quay của Trái đất. Phương pháp đầu tiên đo thời gian ngắn hơn một ngày có từ hồi năm 3500 trước Công nguyên, khi một dụng cụ gọi là tháp mặt trời được sử dụng. Tháp mặt trời là một cái cột dựng thẳng đứng trên nền đất mà khi bị ánh sáng mặt trời rọi vào thì tạo ra một cái bóng đặc trưng. Bằng cách đo vị trí tương đối của cái bóng trong ngày, người ta có thể đo ra độ dài của một ngày. Tháp mặt trời sau đó được thay thế bởi đồng hồ mặt trời hình bán cầu đầu tiên vào thế kỉ thứ ba trước Công nguyên, do nhà thiên văn Berossus (sinh vào khoảng năm 340 tCN) xây dựng.

Một số tiếp ngữ hệ mét biểu diễn cái gì?

Các tiếp ngữ trong hệ mét được dùng để kí hiệu các lũy thừa của 10. Giá trị của số mũ cạnh số 10 biểu diễn số chữ số thập phân phải dời sang phải (nếu số mũ dương), hoặc dời sang trái (nếu số mũ âm). Sau đây là danh sách các tiếp ngữ thường dùng trong hệ mét:

femto

(f)

10 – 15

deka

(da)

101

pico

(p)

10 – 12

hecto

(h)

102

nano

(n)

10 – 9

kilo

(k)

103

micro

(μ)

10 – 6

mega

(M)

106

milli

(m)

10 – 3

giga

(G)

109

centi

(c)

10 – 2

tera

(T)

1012

deci

(d)

10 – 1

peta

(P)

1015

Đâu là những hạn chế chính của tháp mặt trời và đồng hồ mặt trời?

Loại đồng hồ này không thể dùng vào ban đêm khi mặt trời không chiếu sáng. Để khắc phục vấn đề này, các dụng cụ đếm giờ như nến đánh dấu đã được sáng tạo ra. Sau đó, đồng hồ cát và đồng hồ nước trở nên khá phổ biến. Mô tả được ghi chép đầu tiên của đồng hồ nước có từ thế kỉ thứ sáu trước Công nguyên. Vào thế kỉ thứ ba trước Công nguyên, Ctesibius xứ Alexandria, một nhà phát minh người Hi Lạp, đã sử dụng các bánh răng nối một đồng hồ nước với một cái kim và một mặt chia giờ tương tự như các đồng hồ ngày nay. Nhưng phải đến năm 1656 thì con lắc mới được sử dụng làm đồng hồ cơ giới; những đồng hồ này đếm thời gian rất chính xác.

Đồng hồ mặt trời

Đồng hồ mặt trời là một cách báo giờ rất xưa. Mặc dù chính xác, nhưng chúng bị hạn chế bởi thực tế chúng chỉ hoạt động được khi mặt trời chiếu sáng.

Độ chuẩn xác” khác với “độ chính xác” như thế nào?

Cả “độ chuẩn xác” và “độ chính xác” đều thường được dùng nhầm lẫn trong các trao đổi hàng ngày; tuy nhiên, mỗi thuật ngữ có một ý nghĩa riêng. Độ chuẩn xác vạch ra mức độ đúng hoặc mức độ gần với giá trị hay tiêu chuẩn được chấp nhận mà một phép đo hay phép tính được thực hiện. Độ chính xác mô tả các kết quả có thể được tái tạo tốt đến mức nào. Ví dụ, một người có thể liên tục bắn tên trúng ngay hồng tâm thì là vừa chuẩn xác vừa chính xác. Nếu các mũi tên của người đó bắn đều rơi trên một vùng nhỏ tính từ hồng tâm ra thì người đó bắn chính xác, chứ không chuẩn xác. Nếu các mũi tên của người đó phân tán khắp trên bia và mặt đất phía sau bia, thì người bắn không chính xác cũng chẳng chuẩn xác.

Sổ tay Giải đáp Thắc mắc Vật lí
Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm