Những tuyệt tác của ánh sáng trong tự nhiên

Hiệp Khách Quậy Một ảnh qua gương được tạo ra khi ánh sáng gặp phải một bề mặt phẳng lặng giống như nước trong hồ (phản xạ phản chiếu). Ánh sáng vẫn bị phản xạ khi gặp bề mặt gồ ghề như những con sóng trong hồ, nhưng hình ảnh bị tản lạc... Xin mời đọc tiếp.

 alt

Một ảnh qua gương được tạo ra khi ánh sáng gặp phải một bề mặt phẳng lặng giống như nước trong hồ (phản xạ phản chiếu). Ánh sáng vẫn bị phản xạ khi gặp bề mặt gồ ghề như những con sóng trong hồ, nhưng hình ảnh bị tản lạc mất (phản xạ khuếch tán). (Ảnh: iStockphoto)

 alt

Cầu vồng sỉnh ra bởi những giọt nước mưa làm phân tách màu sắc của ánh sáng mặt trời mà chúng phản xạ. Nếu ánh sáng mặt trời đủ sáng, thì một cầu vồng thứ cấp mờ nhạt hơn có thể trông thấy được. Nó gây ra bởi ánh sáng phản xạ hai lần bên trong những giọt nước mưa – sự phản xạ lần thứ hai còn làm đảo ngược màu sắc. (Ảnh: NOAA)

 alt

Ánh sáng bị tán xạ bởi các hạt trong khí quyển và xuất hiện dạng màu xanh lam suốt ban ngày. Lúc bình minh và hoàng hôn, ánh sáng truyền đi quãng đường xa hơn trong khí quyển trước khi đến với chúng ta, nên phần nhiều ánh sáng màu xanh bị tán xạ mất và nó xuất hiện dạng màu đỏ. Hoàng hôn đỏ thắm mang lại bởi những bầu trời trong không có sương mù hay bụi bặm – trừ trường hợp trên đỉnh núi lửa – những hạt này sẽ thu phục hết màu sắc vì chúng không tán xạ ánh sáng tốt cho lắm. (iStockphoto)

 alt

Khi ánh sáng đến gặp mặt nước, thì một phần ánh sáng bị phản xạ, và phần còn lại nhanh chóng bị tán xạ và hấp thụ bởi những phân tử nước. Ánh sáng đỏ bước sóng dài bị thất thoát trước nhất – 90% ánh sáng đỏ bị mất sau 5 mét – màu cam bị lọc lựa tiếp theo, sau đó là màu vàng, xanh lục, và rồi màu lam. (Ảnh: iStockphoto)

 alt

Trong một kì nguyệt thực, mặt trăng được thắp sáng bởi một vòng ánh sáng xoay tròn quanh Trái đất và đi qua khí quyển của Trái đất, biến bề mặt mặt trăng thành màu đỏ. (Ảnh: Occulations/Wikimedia Commons)

 alt

Khi bầu khí quyển tầng trên của Trái đất bị những hạt tích điện năng lượng cao chạm trúng, thì phát sinh ra cực quang. Cực quang chứa nhiều màu sắc nhưng ba màu chính là màu lục (sáng nhất) và màu đó, phát ra bởi các nguyên tử ôxi, và màu tím phát ra từ ion phân tử nitơ. (Ảnh: Sean Wicks, Phân Viện Nam Cực Australia)

 alt

Các tia sáng bị bẻ cong (khúc xạ) khi chúng truyền từ một môi trường như không khí sang một môi trường khác như thủy tinh, và bị bẻ cong ngược lại khi chúng thoát từ thủy tinh trở ra không khí làm cho hình ảnh nhìn qua thủy tinh bị méo mó. (Ảnh: Atoma/Wikimedia Commons)

 alt

Những giọt nước hình phỏng cầu được giữ tạo chỗ bởi những sợi tơ làm hội tụ ánh sáng trên bề mặt của một chiếc lá trông như một chiếc kính lúp và có thể làm rám nắng những chiếc lá có tơ sợi, đó là kết luận của các nhà nghiên cứu trên tờ New Phytologist hồi đầu năm nay. (Ảnh: iStockphoto)

 alt

Nhiều loài thực vật, như loài nấm này, và động vật phát ra ánh sáng. Các enzym gọi là luciferase tạo ra ánh sáng bằng cách ôxi hóa một sắc tố gọi là luciferin. (Ảnh:  Ylem/Wikimedia commons)

 alt

Dây tóc trong một bóng đèn kiểu truyền thống nóng lên và phát ra ánh sáng trong một quá trình gọi là sự nóng sáng. Quá trình này tiêu hao một lượng lớn năng lượng ở dạng nhiệt, dẫn tới việc đa số bóng đèn nóng sáng bị cấm bán ở Australia. (Ảnh: iStockphoto)

 alt

Hiệu quả năng lượng hơn bóng đèn nóng sáng, LED không có dây tóc, và không nóng lên. Thay vào đó, ánh sáng được tạo ra bởi sự chuyển động của các electron trong một chất bán dẫn. (Ảnh: iStockphoto)

 alt

Sóng ánh sáng có thể truyền đi những quãng đường xa trong những sợi quang – những sợi mỏng thủy tinh rất tinh khiết có đường kính bằng một sợi tóc người. (Ảnh: iStockphoto)

alt 

Các nhà nghiên cứu đã rất hào hứng trước những khả năng của các tinh thể nano phát quang trong nghiên cứu y khoa và thắp sáng năng lượng thấp. ‘Chấm lượng tử’ phát ra ánh sáng màu sắc khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của tinh thể đó. Công dụng của chúng sẽ tùy thuộc vào việc ‘tính khí’ của chúng có thể điều khiển được hay không. (Ảnh: Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne/ Bộ Năng lượng Hoa Kì)

 alt

Sự thiết kế nghèo nàn và những dòng ánh sáng nhân tạo hướng thẳng lên trời đã biến bầu trời đêm trên những thành phố lớn có màu cam, chặn mất ánh sáng sao và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. (Ảnh: iStockphoto)

Theo abc.net.au

Mời đọc thêm