NASA theo dõi các cơn bão di chuyển trên khắp Mặt trời.

Hiệp Khách Quậy Một khám phá mới của Tàu không gian nghiên cứu động lực Mặt trời của NASA (viết tắt là SDO) cho thấy bề mặt Mặt trời là một mạng lưới các quá trình vật lý và từ tính phức tạp hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Khám phá... Xin mời đọc tiếp.

Một khám phá mới của Tàu không gian nghiên cứu động lực Mặt trời của NASA (viết tắt là SDO) cho thấy bề mặt Mặt trời là một mạng lưới các quá trình vật lý và từ tính phức tạp hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Khám phá vừa được tiết lộ trong tuần này tại Buổi gặp mặt Mùa thu của Hiệp hội địa vật lý Hoa Kỳ (AGU) ở San Francisco và có thể giúp tiên đoán tốt hơn mức độ chống chịu bức xạ của các vệ tinh.

sunstorm

Sự kiện ngày 1 tháng Tám: các cơn bảo di chuyển trên khắp bề mặt Mặt trời. (Ảnh: NASA)

Bề mặt Mặt trời là một môi trường vô cùng bất ổn định, thường xuyên phun trào bức xạ có cường độ và năng lượng lớn vào không gian. Các bức xạ này đe dọa nghiêm trọng đến các nhà du hành vũ trụ và nếu đến được Trái đất, chúng sẽ tàn phá các vệ tinh viễn thông.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các sự kiện xảy ra vào ngày 1 tháng 8 năm 2010 khi mà toàn bộ phần bề mặt đối diện với Trái đất đều ở trạng thái hoạt động mạnh, phun trào các tia lửa và các vòng nhật hoa(CMEs). Sự kiện này được thu lại bởi các thiết bị đặt trên SDO, được phóng lên quỹ đạo từ tháng Hai để nghiên cứu nguyên nhân của sự biến đối trên Mặt trời và điều này tác động đến thời tiết trong không gian như thế nào.

Các hiện tượng liên kết

Trong nhiệm vụ trước đó gửi về các dữ liệu từ các miền hoạt động độc lập trên Mặt trời, SDO và tàu song hành với nó STEREO được thiết kế đặc biệt để nghiên cứu hoạt động từ trường hầu như toàn bộ ngôi sao này. Điều này giúp cho Karel Schrijver và Alan Title làm việc tại Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn và LMsS(Lockheed Martin's Solar) xây dựng lại các hoạt động xảy ra vào ngày 1 tháng Tám nhằm tìm thấy mối liên kết giữa nhiều hiện tượng khác nhau có liên quan.

{loadposition article}

Đột phá xảy đến khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra các vụ nổ trên Mặt trời xuất hiện có liên hệ với một hệ thống các miền từ khuyết được biết đến với tên gọi separatrices(tạm dịch: những dấu phẩy). Trong một bài báo đăng trên Tạp chí nghiên cứu địa vật lý, Schriver và Title chia các hoạt động này thành 12 sự kiện chính với chu kỳ 28 giờ trải khắp miền 180 độ kinh tuyến Mặt trời. “Sự kiện ngày 1 tháng Tám mở ra trước mắt chúng ta,” Schrijver cho biết. “Chúng ta có thể nhìn thấy các cơn bão Mặt trời là các sự kiện toàn cục, diễn ra trên những khu vực rộng lớn mà ta chưa hề nghĩ đến trước đây.”

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng còn nhiều việc phải làm để khẳng định nguyên nhân và những hệ quả xảy đến trong những quá trình động lực này, và để làm được điều đó, cần phải nghiên cứu nhiều sự kiện hơn nữa. “Không phải tất cả các vụ phun trào đều có tính toàn cầu,” Title lưu ý. “Nhưng đặc trưng toàn cục của hoạt động Mặt trời là không thể bỏ qua như trước đây.”

Một sự hiểu biết sâu sắc về các quá trình hoạt động của Mặt trời cũng mang lại sự dự báo chính xác hơn các điều kiện thời tiết của không gian, một phát triển được chào đón bởi Rodney Viereck ở Cục quản lý biển và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ. “Những lưỡi lữa Mặt trời mang lại nhiều rủi ro khi chúng làm nhiễu các thông tin sóng vô tuyến tần số cao, hệ thống GPS, và sự đánh thủng sẽ diễn ra nhanh chóng khi các tia X truyền đi với vận tốc ánh sáng.”

Tác giả: James Dacey

Theo physicsworld.com

Mời đọc thêm