Hiệu ứng “Velcro” ở loài kiến Guiana

Hiệp Khách Quậy Ở Guiana, sự cộng sinh giữa kiến Azteca và cây Cecropia là khá thường xuyên. Tuy nhiên, người ta vừa khám phá ra một điều bất ngờ: một loài kiến (Azteca andreae) sử dụng nguyên lí “Velcro” để bám chắc chắn trên các chiếc lá cây Cecropia... Xin mời đọc tiếp.

Ở Guiana, sự cộng sinh giữa kiến Azteca và cây Cecropia là khá thường xuyên. Tuy nhiên, người ta vừa khám phá ra một điều bất ngờ: một loài kiến (Azteca andreae) sử dụng nguyên lí “Velcro” để bám chắc chắn trên các chiếc lá cây Cecropia và nhờ vậy bắt được con mồi rất lớn.

 alt

Một con bướm đêm xấu số bị bắt giữ một trong các cánh của nó trên một thùy lá; bạn có thể thấy rõ những con kiến thợ đang ở vị trí phục kích ở phía bên phải của ảnh. © ECOFOG

Những kết quả này, thu được bởi đội khoa học của Alain Dejean thuộc Phòng thí nghiệm Sinh thái học Rừng Guyane (CNRS, Pháp), công bố trên tạp chí PLoS ONE, ngày 25/6/2010.

Cecropia, loài cây biểu trưng của xứ Guiana còn gọi là cây trumpet, đã phát triển một quan hệ cộng sinh với loài kiến cây giống Azteca. Cecropia cung cấp nơi làm tổ (trong các cuống rỗng) và một số thức ăn cho những con kiến nhỏ bé này; đáp lại, kiến bảo vệ cây chủ trước những kẻ ăn lá cây.

Đội của Dejean tập trung vào các tương tác giữa Cecropia và một loài Azteca được mô tả gần đây ở Guiana thuộc Pháp: Azteca andreae. Những con kiến thuộc giống này không ăn chất dinh dưỡng cung cấp bởi cây chủ, mà thay vào đó phát triển một chiến lược săn mồi dựa trên sự tổ chức xã hội rất quy củ.

 alt

Ảnh này cho thấy những con kiến thợ đang phục kích săn mồi bên dưới một chiếc lá non. Một con ong bắp cày đen đã bị bắt và bị “phanh thây” tại chính giữa thùy lá. © ECOFOG

Những con kiến thợ sắp thành hàng ngũ ngay ngắn bên dưới rìa lá của cây và chờ đợi bất kì con mồi nào bén mảng đến, hoặc để tìm chỗ nương náu, hoặc tấn công vào bộ lá của cây. Các nhà khoa học phát hiện thấy, ở vị trí này, các con kiến bám chắc chắn trên các chiếc lá, sử dụng nguyên lí “Velcro” (khóa kéo). Thật ra, phía bên dưới các chiếc lá có lông tơ, tạo nên bề mặt kiểu dạng nhung có vấu hình cái móc cho những con kiến thợ bám vào.

Nhờ nguyên lí “Velcro” này, một con kiến có thể chịu đến 5000 lần trọng lượng cơ thể của nó. Một nhóm kiến thợ có thể bắt một con mồi rất lớn, con mồi lớn nhất mà các nhà khoa học chứng kiến là một con châu chấu cân nặng 18,61 g – hay bằng 13.350 lần trọng lượng trung bình của một con kiến.

  • Nguyễn Vi Na (theo PhysOrg.com)

Mời đọc thêm