Tương lai của tâm trí - Michio Kaku (Phần 43)

Hiệp Khách Quậy Ý thức (Consciousness) có thể tồn tại bởi chính nó, thoát khỏi sự ràng buộc của cơ thể vật lý hay không? Chúng ta có thể rời khỏi cơ thể phàm trần của mình và, giống như những linh hồn, lang thang quanh sân chơi này được gọi là vũ trụ?... Xin mời đọc tiếp.

12. TÂM TRÍ TƯƠNG LAI VƯỢT RA NGOÀI (KHUÔN KHỔ) VẬT CHẤT

Ý thức (Consciousness) có thể tồn tại bởi chính nó, thoát khỏi sự ràng buộc của cơ thể vật lý hay không? Chúng ta có thể rời khỏi cơ thể phàm trần của mình và, giống như những linh hồn, lang thang quanh sân chơi này được gọi là vũ trụ? Điều này đã được khám phá trên bộ phim khoa học viễn tưởng "Star Trek", khi Thuyền trưởng Kirk của tàu vũ trụ gặp phải một chủng tộc siêu phàm, tiến bộ hơn gần một triệu năm so với Liên đoàn các hành tinh (Federation of Planets). Họ tiến bộ đến mức từ lâu họ đã từ bỏ cơ thể phàm trần, yếu đuối của mình và hiện đang sống trong những quả cầu năng lượng thuần khiết. Đã nhiều thiên niên kỷ kể từ khi họ có thể cảm thấy những cảm giác say đắm, như hít thở không khí trong lành, chạm vào tay người khác hoặc cảm nhận tình yêu thể xác. Lãnh đạo của họ, Sargon, chào đón tàu Enterprise. Thuyền trưởng Kirk chấp nhận lời mời, nhận thức sâu sắc rằng nền văn minh này có thể ngay lập tức làm bốc hơi chiếc Enterprise nếu muốn điều đó.

Nhưng phi hành đoàn đã không biết đến một điều, những siêu thực thể (super beings) này có một điểm yếu chí mạng. Bằng tất cả các công nghệ tiên tiến kia, họ đã bị chia tách hàng trăm ngàn năm với cơ thể vật lý của họ. Thế nên, họ khao khát được cảm nhận sự vội vã của những cảm giác vật lý và nóng lòng được trở lại thành người.

Trên thực tế, một trong những siêu sinh vật này là ác quỷ và quyết tâm giành được quyền sở hữu cơ thể vật lý của phi hành đoàn. Hắn muốn sống như một con người, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phá hủy tâm trí của chủ nhân của cơ thể. Chẳng mấy chốc, một trận chiến nổ ra trên boong tàu Enterprise, khi thực thể kỳ quái chiếm quyền kiểm soát cơ thể của Spock (Mưu sĩ Tai Lừa) và phi hành đoàn đã chiến đấu chống lại.

Các nhà khoa học đã tự hỏi, Có một định luật vật lý nào ngăn cản tâm trí tồn tại mà không có cơ thể? Cụ thể, nếu [tâm trí con người có ý thức, the conscious human mind] là một thiết bị liên tục tạo ra các mô hình của thế giới và mô phỏng chúng vào tương lai, liệu có thể tạo ra một cỗ máy có thể mô phỏng toàn bộ quá trình này?

Trước đây, chúng ta đã đề cập đến khả năng đặt cơ thể của chúng ta trong những chiếc kén công nghệ (pods), như trong phim Surrogates (Kẻ Đại Diện), trong khi chúng ta điều khiển một cách tâm trí một chiếc robot, một kẻ đại diện. Vấn đề ở đây là cơ thể tự nhiên của chúng ta vẫn sẽ dần dần khô héo, ngay cả khi robot thay thế của chúng ta tiếp tục hoạt động. Các nhà khoa học nghiêm túc đang suy ngẫm liệu chúng ta có thực sự chuyển tâm trí của mình vào trong robot để chúng ta có thể trở nên thực sự bất tử hay không. Và ai sẽ không muốn có một cơ hội trong cuộc sống vĩnh cửu? Như Woody Allen đã từng nói: "Tôi không muốn sống mãi qua các tác phẩm của mình. Tôi muốn chính mình không bao giờ chết. I don't want to live forever through my works. I want to live forever by not dying.”

Hiện thời, có hàng triệu người đã tuyên bố rằng tâm trí có thể rời khỏi cơ thể. Trong thực tế, nhiều người nhấn mạnh rằng họ đã tự làm điều đó.

TRẢI NGHIỆM NGOÀI CƠ THỂ, OUT-OF-BODY EXPERIENCES

Ý tưởng về những tâm trí không có cơ thể có lẽ là những mê tín lâu đời nhất của chúng ta, ẩn sâu trong những huyền thoại, văn hóa dân gian, giấc mơ và có lẽ cả trong gen của chúng ta. Mỗi xã hội, dường như, có một số câu chuyện về ma quỷ, là những thứ có thể xâm nhập và rời khỏi cơ thể theo ý muốn.

Đáng buồn thay, nhiều người vô tội đã bị bức hại để xua đuổi những con quỷ được cho là chiếm hữu cơ thể của họ. Họ có lẽ bị bệnh tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt, trong đó nạn nhân thường bị ám ảnh bởi những giọng nói được tạo ra bởi tâm trí của chính họ. Các nhà sử học tin rằng một trong những phù thủy Salem bị treo cổ năm 1692 vì bị chiếm hữu có lẽ có một tình trạng di truyền hiếm gặp, được gọi là bệnh Huntington, gây ra sự bong tróc không kiểm soát được của các chi (tay chân).

Ngày nay, một số người cho rằng họ đã bước vào trạng thái hôn mê thần trí hỗn độn (trancelike state), trong đó ý thức của họ rời khỏi cơ thể và tự do đi lang thang khắp không gian, thậm chí có thể nhìn lại cơ thể phàm trần của họ. Trong một cuộc thăm dò ý kiến của mười ba ngàn người châu Âu, 5,8% cho rằng họ đã có trải nghiệm ngoài cơ thể. Các cuộc phỏng vấn với những người ở Mỹ cho thấy con số tương tự.

Richard Feynman, người đoạt giải Nobel (một trong những nhà vật lý xuất sắc của thế kỷ 20), luôn tò mò về các hiện tượng mới, đã từng đặt mình vào một bể chứa tách cảm giác (sensory deprivation tank) và đã thử rời khỏi cơ thể vật lý của mình. Anh ấy đã thành công. Anh ta sau đó có thể sẽ viết rằng anh ta cảm thấy rằng anh ta đã rời khỏi cơ thể mình, trôi vào không gian và nhìn thấy cơ thể bất động của anh ta khi anh ta ngoái nhìn lại. Tuy nhiên, Feynman sau đó đã kết luận rằng đây có lẽ chỉ là tưởng tượng (imagination) của anh ta, gây ra bởi sự thiếu hụt cảm giác (sensory deprivation).

Các nhà thần kinh học đã nghiên cứu hiện tượng này có một lời giải thích bình dị hơn. Tiến sĩ Olaf Blanke và các đồng nghiệp của ông ở Thụy Sĩ có thể đã xác định vị trí chính xác trong não, vốn tạo ra những trải nghiệm ngoài cơ thể. Một trong những bệnh nhân của anh ta là một phụ nữ bốn mươi ba tuổi bị co giật do suy nhược (một dạng động kinh), vốn xuất phát từ thùy thái dương bên phải (right temporal lobe). Một mạng/lưới gồm khoảng một trăm điện cực được đặt trên não của cô để xác định vị trí khu vực chịu trách nhiệm cho các cơn động kinh của cô ấy. Khi các điện cực kích thích khu vực giữa thùy đỉnh (parietal lobe) và thùy thái dương (temporal lobe), cô ngay lập tức có cảm giác rời khỏi cơ thể. "Tôi thấy mình nằm trên giường, từ trên cao, nhưng tôi chỉ thấy chân và thân dưới!" cô kêu lên. Cô đã rời cô và khi ấy đang nổi sáu feet bên trên cơ thể.

Tuy nhiên, khi các điện cực bị tắt, cảm giác ngoài cơ thể biến mất ngay lập tức. Trên thực tế, bác sĩ Blanke phát hiện ra rằng ông có thể bật và tắt cảm-giác-ngoài-cơ-thể, giống như một công tắc đèn, bằng cách liên tục kích thích khu vực này của não. Như chúng ta đã thấy trong Chương 9, các tổn thương động kinh thùy thái dương (temporal lobe epileptic lesions) có thể gây ra cảm giác rằng có thần khí xấu xa (evil spirits) đằng sau mọi bất hạnh, vì vậy khái niệm các linh hồn (spirits) rời khỏi cơ thể có lẽ là một phần của sự tổ điểm thuộc thần kinh nơi chúng ta, con người.

(Điều này cũng có thể giải thích sự hiện diện của những sinh thể siêu nhiên supernatural beings. Khi bác sĩ Blanke phân tích một phụ nữ hai mươi hai tuổi đang bị co giật khó chịu, anh ta thấy rằng, bằng cách kích thích vùng đỉnh-thái-dương của não temporoparietal area, Blanke có thể tạo ra cảm giác rằng có một bóng mờ phía sau cô. Cô có thể mô tả người này, kẻ thậm chí nắm lấy cánh tay của cô, chi tiết. Vị trí của kẻ ấy sẽ thay đổi theo mỗi lần xuất hiện, nhưng hắn (tạm gọi cảm giác về thực thể kia là thế) dường như sẽ luôn xuất hiện phía sau cô.)

Ý thức của con người, tôi tin rằng, là quá trình liên tục hình thành một mô hình của thế giới, để mô phỏng tương lai và thực hiện một mục tiêu. Ví dụ trường hợp cụ thể, não đang nhận được cảm giác từ [mắt] và [tai trong] để tạo ra một mô hình về nơi chúng ta đang ở trong không gian. Tuy nhiên, khi các tín hiệu từ mắt và tai của chúng ta mâu thuẫn, chúng ta trở nên bối rối về vị trí của mình. Chúng ta thường buồn nôn và ói ra. Ví dụ, nhiều người mắc bệnh say sóng biển khi họ ở trên một chiếc thuyền bập bênh vì mắt họ, đang nhìn vào các bức tường cabin, nói với họ rằng họ đang đứng yên, nhưng [tai trong inner ear] của họ nói với họ rằng họ đang lắc lư. Sự không phù hợp giữa các tín hiệu này khiến chúng trở nên buồn nôn. Biện pháp khắc phục là nhìn ra đường chân trời để hình ảnh trực quan khớp với các tín hiệu từ tai trong. (Cảm giác buồn nôn tương tự này có thể được gây ra ngay cả khi bạn đứng yên. Nếu bạn nhìn vào một thùng rác có nắp quay với các sọc dọc sáng được vẽ trên đó, các sọc dường như di chuyển theo chiều ngang của mắt bạn, mang lại cho bạn cảm giác rằng bạn đang di chuyển. Nhưng tai trong của bạn nói rằng bạn đang đứng yên. Kết quả không phù hợp khiến bạn buồn nôn lên sau vài phút, ngay cả khi bạn đang ngồi trên ghế.)

Các thông điệp từ mắt và tai trong cũng có thể bị phá vỡ bằng một cách điện tính (electrically disrupted), tại ranh giới của thùy thái dương và đỉnh, và đây là nguồn gốc của những trải nghiệm ngoài cơ thể. Khi khu vực nhạy cảm này được chạm vào, bộ não sẽ bối rối về vị trí của nó trong không gian (hay nó, bộ não, phản ảnh cho toàn bộ cơ thể chúng ta thông qua nó). (Đáng chú ý, việc tạm thời mất máu tạm hoặc oxy hoặc carbon dioxide dư thừa trong máu cũng có thể gây ra sự gián đoạn ở vùng thái dương và gây ra các trải-nghiệm-ngoài-cơ-thể, điều này có thể giải thích sự phổ biến của những cảm giác này trong các tai nạn, cấp cứu, đau tim, v.v.)

TRẢI NGHIỆM CẬN TỬ - NEAR.DEATH EXPERIENCES

Nhưng có lẽ thể loại kịch tính nhất về trải nghiệm ngoài cơ thể là những câu chuyện cận tử của những cá nhân bị tuyên bố là đã chết nhưng sau đó đã tỉnh lại một cách bí ẩn. Trên thực tế, 6 đến 12% những người sống sót sau báo cáo ngừng tim (survivors of the cardiac arrest report) có kinh nghiệm cận tử. Như thể họ đã lường gạt chính cái chết. Khi được phỏng vấn, họ có những câu chuyện kịch tính của cùng trải nghiệm ấy: họ rời bỏ thân xác và trôi dạt về phía một ánh sáng rực rỡ ở cuối đường hầm dài.

Các phương tiện truyền thông đã nắm bắt được điều này, với nhiều danh mục (sách/film) bán chạy nhất và phim tài liệu truyền hình dành cho những câu chuyện sân khấu này. Nhiều lý thuyết kỳ quái đã được đề xuất để giải thích những trải nghiệm cận tử. Trong một cuộc thăm dò của hai nghìn người, 42% phần trăm tin rằng những trải nghiệm gần như là bằng chứng của sự tiếp xúc với thế giới tâm linh nằm vượt ra bên ngoài cái chết. (Một số người tin rằng cơ thể giải phóng endorphin, chất ma tuý tự nhiên, trước khi chết. Điều này có thể giải thích sự hưng phấn mà mọi người cảm thấy, nhưng không phải là đường hầm và ánh sáng rực rỡ.) Carl Sagan thậm chí còn suy đoán rằng những trải nghiệm gần như là một sự hồi sinh của chấn thương nào đó khi sinh. Thực tế là những cá nhân này kể lại những trải nghiệm rất giống nhau không nhất thiết phải chứng thực những cái nhìn thoáng qua của họ sang thế giới bên kia; trong thực tế, nó dường như chỉ ra rằng có một số sự kiện thần kinh sâu sắc đang xảy ra.

Các nhà thần kinh học đã xem xét hiện tượng này một cách nghiêm túc và nghi ngờ rằng chìa khóa có thể là sự giảm lưu lượng máu đến não thường đi kèm với các trường hợp cận tử, và cũng xảy ra trong trường hợp ngất xỉu. Tiến sĩ Thomas Lempert, một nhà thần kinh học tại Phòng khám Castle Park ở Berlin, đã tiến hành một loạt các thí nghiệm trên bốn mươi hai người khỏe mạnh, khiến họ bị ngất trong điều kiện phòng thí nghiệm được kiểm soát. 60% trong số họ có ảo giác thuộc về thị giác (ví dụ: đèn sáng và các mảng màu). 47% trong số họ cảm thấy rằng họ đang bước vào một thế giới khác. 20% tuyên bố đã gặp phải một sinh thể siêu nhiên. 17% nhìn thấy một ánh sáng rực rỡ. 8% nhìn thấy đường hầm. Thế nên, việc ngất xỉu có thể bắt chước tất cả những cảm giác mà mọi người có trong trải nghiệm cận tử. Nhưng chính xác thì điều này xảy ra như thế nào?

Bí ẩn về cách ngất xỉu có thể mô phỏng trải nghiệm cận tử có thể được giải quyết bằng cách phân tích kinh nghiệm của các phi công quân sự. Chẳng hạn, Không quân Hoa Kỳ đã liên lạc với nhà sinh lý học thần kinh neurophysiologist, Tiến sĩ Edward Lambert để phân tích các phi công quân sự, những người bị bất tỉnh khi gặp lực trường hợp lực trọng trường cao hay g force lớn (tức là khi thực hiện một cú ngoặt góc gấp trong máy bay phản lực hoặc trồi lên khỏi một cú lặn sâu.) Tiến sĩ Lambert đã đặt phi công trong một thiết bị giả lặp cảm giác điều khiển máy bay siêu thanh (ultracentrifuge) tại Phòng khám Mayo ở Rochester, bang Minnesota, nơi họ xoay tròn trong một vòng tròn cho đến khi họ trải nghiệm lực trong trường cao. Khi máu được kéo ra từ não, họ sẽ bất tỉnh sau mười lăm giây trải qua vài biên độ gia tốc trọng trường.

Anh ta thấy rằng chỉ sau năm giây, luồng máu chảy vào mắt của phi công đã giảm đi, để tầm nhìn ngoại vi của họ mờ đi, tạo ra hình ảnh của đường hầm dài. Điều này có thể giải thích đường hầm thường thấy bởi những người có trải nghiệm cận tử. Nếu đường ngoại vi của tầm nhìn của bạn đột nhiên tắt đi hay đột nhiên không ý thức được nữa (black out), tất cả những gì bạn nhìn thấy là đường hầm hẹp trước mặt bạn. Nhưng vì bác sĩ Lampert có thể điều chỉnh cẩn thận vận tốc của máy ly tâm bằng các chỉ số được quay, anh ta thấy rằng anh ta có thể giữ các phi công ở trạng thái này vô thời hạn, cho phép anh ta chứng minh rằng tầm nhìn đường hầm này là do mất lưu lượng máu đến ngoại vi của mắt.

Ý THỨC CÓ THỂ RỜI KHỎI CƠ THỂ CỦA BẠN?

Một số nhà khoa học đã điều tra các trải nghiệm cận-tử và ngoài-cơ-thể bị thuyết phục rằng chúng là sản phẩm phụ của chính bộ não khi nó được đặt trong điều kiện căng thẳng và hệ thống kết nối điện não bị rối loạn. Tuy nhiên, có những nhà khoa học khác tin rằng một ngày nào đó, khi công nghệ của chúng ta đủ tiến bộ trong nhiều thập kỷ kể từ bây giờ, ý thức của một người có thể thực sự có thể rời khỏi cơ thể. Một số phương pháp gây tranh cãi đã được đề xuất.

Một phương pháp đã được tiên phong bởi nhà tương lai học và nhà phát minh Tiến sĩ Ray Kurzweil, người tin rằng một ngày nào đó Ý thức có thể được tải lên một siêu máy tính. Có lần chúng tôi đã nói chuyện tại một hội nghị cùng nhau, và anh ấy nói với tôi niềm đam mê với máy tính và trí tuệ nhân tạo bắt đầu khi anh ấy năm tuổi và bố mẹ anh ấy đã mua cho anh ấy tất cả các loại thiết bị cơ khí và đồ chơi. Anh ta thích mày mò những thiết bị này, và ngay khi còn nhỏ, anh ta biết mình đã được định sẵn để trở thành một nhà phát minh. Tại MIT, anh nhận bằng tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Marvin Minsky, một trong những người sáng lập AI. Sau đó, anh vượt qua sự non trẻ của tuổi ham chơi, và áp dụng công nghệ nhận dạng mẫu cho các nhạc cụ và máy chuyển văn bản thành âm thanh. Anh đã có thể chuyển đổi nghiên cứu AI trong các lĩnh vực này thành một chuỗi các công ty. Kurzweil đã bán công ty đầu tiên của mình khi chỉ mới hai mươi tuổi đầu. Đầu đọc quang học của anh ta, có thể nhận ra văn bản và chuyển đổi nó thành âm thanh, được coi là một trợ giúp cho người mù, và thậm chí còn được Walter Cronkite, một nhà dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ, nhắc đến trên bản tin buổi tối.

Để trở thành một nhà phát minh thành công, anh nói với tôi, bạn luôn phải đi trước đường cong hay mỗi ngả cua, lường trước sự thay đổi, không phản ứng với nó. Thật vậy, Tiến sĩ Kurweil thích đưa ra dự đoán, và nhiều người trong số họ đã phản ánh sự phát triển theo cấp số nhân của công nghệ kỹ thuật số. Ông đã đưa ra những dự đoán sau:

  • Vào năm 2019, một chiếc máy tính cá nhân trị giá 1.000 USD sẽ có sức mạnh tính toán của bộ não con người – hai mươi triệu tỷ phép tính mỗi giây. (Con số này có được bằng cách lấy một trăm tỷ nơ-ron của não, nhân một nghìn kết nối trên mỗi nơ-ron và hai trăm phép tính mỗi giây trên mỗi kết nối.)
  • Đến năm 2029, một chiếc PC trị giá 1.000 USD sẽ mạnh hơn gấp ngàn lần so với bộ não con người; bản thân bộ não con người cũng sẽ được thiết kế thành công.
  • Đến năm 2055, 1.000 đô la sức mạnh tính toán sẽ bằng với sức mạnh xử lý của tất cả con người trên hành tinh. (Anh nói thêm một cách khiêm tốn, “Tôi có thể nghỉ một hoặc hai năm.)

 

Đặc biệt, năm 2045 lờ mờ xuất hiện như là một năm quan trọng đối với Tiến sĩ Kurzweil, vì đó là khi anh tin rằng "điểm kỳ dị" sẽ diễn ra. Đến lúc đó, anh tuyên bố, máy móc sẽ vượt qua con người về trí thông minh và thực tế (bản thân robots) sẽ tạo ra những robot thế hệ tiếp theo thậm chí còn thông minh hơn chính chúng. Vì quá trình này có thể tiếp tục vô tận, điều đó có nghĩa, theo Tiến sĩ Kurzweil, một sự tăng tốc không ngừng của sức mạnh của máy móc. Trong kịch bản này, chúng ta nên hợp nhất với sáng tạo của mình hoặc bước ra khỏi lối đi của chúng. (Mặc dù những cuộc hẹn hò này là trong tương lai xa, anh ấy nói với tôi rằng anh ấy muốn sống đủ lâu để thấy ngày cuối cùng con người trở nên bất tử; nghĩa là anh ta muốn sống đủ lâu để sống mãi mãi.)

Như chúng ta đã biết từ định luật Moore, tại một thời điểm nhất định, sức mạnh máy tính không còn có thể thúc đẩy bằng việc tạo ra các bóng bán dẫn nhỏ hơn và nhỏ hơn. Theo ý kiến của Kurzweil, cách duy nhất để mở rộng sức mạnh tính toán hơn nữa sẽ là tăng kích thước tổng thể, điều này sẽ khiến robot phải tìm kiếm thêm sức mạnh máy tính bằng cách nuốt chửng khoáng sản của Trái đất. Một khi hành tinh đã trở thành một máy tính khổng lồ, robot có thể bị buộc phải đi ra ngoài vũ trụ, tìm kiếm thêm nguồn năng lượng máy tính. Cuối cùng, chúng có thể tiêu thụ sức mạnh của toàn bộ các ngôi sao.

Tôi đã từng hỏi Kurweil rằng sự phát triển cấp vũ trụ của máy tính này có thể thay đổi chính vũ trụ không. Vâng, anh trả lời. Anh ấy nói với tôi rằng đôi khi anh ấy nhìn lên bầu trời đêm, tự hỏi liệu trên một hành tinh xa xôi nào đó, những sinh vật thông minh đã đạt được điểm kỳ dị hay chưa. Nếu vậy, có lẽ họ nên để lại một số dấu vết trên chính các ngôi sao, thứ có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Một giới hạn anh nói với tôi, là tốc độ ánh sáng. Trừ khi các máy này có thể phá vỡ rào cản ánh sáng, sức mạnh tăng theo cấp số nhân này có thể chạm trần. Khi điều đó xảy ra, Kurzweil nói, có lẽ họ sẽ tự thay đổi các định luật vật lý.

Bất cứ ai đưa ra dự đoán với độ chính xác và phạm vi như vậy đều tự nhiên chuốc lấy những lời chỉ trích như một cột thu lôi, nhưng dường như nó không khiến anh ta bối rối. Mọi người có thể cãi cùn về dự đoán này hoặc dự đoán đó, vì Kurzweil đã bỏ lỡ một số điểm dự đoán của mình, nhưng anh ta chủ yếu quan tâm đến sự thúc đẩy của các ý tưởng của mình, dự đoán sự phát triển theo cấp số nhân của công nghệ. Công bằng mà nói, hầu hết những người làm việc trong lĩnh vực AI mà tôi đã phỏng vấn đều đồng ý mạnh mẽ khi nó có thể xảy ra và nó sẽ diễn ra như thế nào. Ví dụ, Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft, tin rằng không ai còn sống hôm nay sẽ sống để thấy ngày mà máy tính trở nên thông minh để vượt qua cho một con người. Kevin Kelly, và biên tập viên của tạp chí Wired, đã nói, "Những người dự đoán một tương lai rất không tưởng nào đó, thì luôn cho rằng điều đó sẽ xảy ra trước khi họ chết."

Trong đó, một trong những mục tiêu chủ yếu của Kurzweil là đưa cha mình trở lại cuộc sống. Hay đúng hơn, anh ta muốn tạo ra một mô phỏng thực tế. Có một số khả năng nhưng tất cả vẫn còn mang tính đầu cơ cao.

Kurzweil đề xuất rằng có lẽ DNA có thể được chiết xuất từ cha của anh ta (từ ngôi mộ đã chôn, họ hàng hoặc vật liệu hữu cơ mà ông để lại). Chứa trong khoảng hai mươi ba ngàn gen sẽ là một bản thiết kế hoàn chỉnh để tạo lại cơ thể của cá thể đó. Sau đó, một bản sao có thể được phát triển từ DNA.

Đây chắc chắn là một khả năng. Tôi đã từng hỏi Tiến sĩ Robert Lanza của công ty Advanced Cell Technology làm thế nào anh ta có thể mang một sinh vật đã chết "sống lại", làm nên lịch sử trong quá trình này. Anh ta nói với tôi rằng Sở thú San Diego yêu cầu anh ta tạo ra một bản sao của một con banteng, sinh vật trông giống như con bò Indo ở Đông Nam Á, vốn đã chết khoảng hai mươi lăm năm trước. Phần khó là trích xuất một tế bào có thể sử dụng cho mục đích nhân bản. Tuy nhiên, anh ta đã thành công, và sau đó chuyển tế bào kia đến một trang trại, nơi dùng để cấy nó vào một con bò cái, thứ vốn sau đó sinh ra con vật banteng này. Mặc dù chưa có loài linh trưởng nào được nhân bản, chứ chưa nói đến con người, Lanza cảm thấy đó là vấn đề kỹ thuật và điều đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi có ai đó nhân bản con người.

Đây sẽ là phần dễ dàng, mặc dù. Bản sao sẽ tương đương về mặt di truyền với bản gốc, nhưng không có ký ức. Ký ức nhân tạo có thể được tải lên não bằng các phương pháp tiên phong được mô tả trong Chương 5, chẳng hạn như đưa đầu dò vào vùng hải mã hippocampus hoặc tạo ra một hippocampus nhân tạo, nhưng cha của Kurzweil đã qua từ lâu, vì vậy không thể thực hiện bản ghi kia ngay từ đầu. Điều tốt nhất có thể làm là tập hợp tất cả dữ liệu lịch sử về người đó, chẳng hạn như bằng cách phỏng vấn những người khác có ký ức liên quan, hoặc truy cập vào các giao dịch thẻ tín dụng của họ, v.v., sau đó đưa chúng vào chương trình.

Một cách thực tế hơn để chèn tính cách và bộ nhớ của một người sẽ là tạo một tệp dữ liệu lớn chứa tất cả thông tin biết về thói quen và cuộc sống của một người. Ví dụ, ngày nay có thể lưu trữ tất cả e-mail, giao dịch thẻ tín dụng, hồ sơ, lịch trình, nhật ký điện tử và lịch sử cuộc sống của bạn vào một tệp/file, thứ vốn có thể tạo ra một bức tranh chính xác về con người bạn. Tệp này sẽ đại diện cho toàn bộ "chữ ký số - digital signatue" của bạn, đại diện cho mọi thứ được biết về bạn. Nó sẽ rất chính xác và thân thiết rõ ràng, chi tiết những loại rượu bạn thích, cách bạn thực hiện những kỳ nghỉ, loại xà phòng bạn sử dụng, ca sĩ yêu thích của bạn, v.v.

Ngoài ra, với một bảng câu hỏi, có thể tạo ra một xấp xỉ sơ bộ về tính cách của cha Kurzweil. Bạn bè, người thân và cộng sự của ông ấy sẽ điền vào bảng câu hỏi chứa nhiều câu hỏi về tính cách của ông, chẳng hạn như ông ấy có nhút nhát, tò mò, trung thực, chăm chỉ, v.v. Sau đó, họ sẽ gán một con số cho mỗi đặc điểm (ví dụ: "10"Có nghĩa là bạn rất trung thực). Điều này sẽ tạo ra một chuỗi gồm hàng trăm số, mỗi số xếp hạng một đặc điểm tính cách cụ thể. Một khi bộ số khổng lồ này được biên soạn, một chương trình máy tính sẽ duyệt lấy những dữ liệu này và tính gần đúng cách ông bố của Kurzweil sẽ hành xử trong các tình huống giả định. Hãy nói rằng bạn đang có một bài phát biểu và phải đối mặt với một kẻ đặc biệt đáng ghét. Sau đó, chương trình máy tính sẽ quét các con số và dự đoán liền theo một trong vài kết quả có thể xảy ra (ví dụ: bỏ qua cảm xúc với kẻ khó ưa kia, hay quay trở lại tham gia vào cuộc cãi lộn với đối tượng nọ). Nói cách khác, tính cách cơ bản của ông ta sẽ bị giảm xuống thành một chuỗi những con số, mỗi số từ 1 đến 10, có thể được sử dụng bởi máy tính để dự đoán cách ông ấy sẽ phản ứng với các tình huống mới.

Kết quả sẽ là một chương trình máy tính rộng lớn sẽ phản ứng với các tình huống mới gần giống như cách mà một người ban đầu sẽ có, sử dụng cùng các cách diễn đạt bằng lời nói và có cùng một sự kỳ quặc, tất cả đều được tôi luyện với những ký ức về người đó.

Một khả năng khác là từ bỏ toàn bộ quá trình nhân bản và chỉ cần tạo ra một robot giống với người ban đầu. Sau đó, thật đơn giản để chèn chương trình này vào thiết bị cơ khí trông giống bạn, nói chuyện với cùng một giọng nói và phong cách, và di chuyển cánh tay và tay chân của nó giống như cách bạn làm. Thêm các biểu lộ yêu thích của bạn (ví dụ: "bạn biết ...") cũng sẽ dễ dàng.

Tất nhiên, ngày nay sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng robot này là giả. Tuy nhiên, trong những thập kỷ tới, nó có thể ngày càng gần hơn với bản gốc, vì vậy nó có thể đủ tốt để đánh lừa một số người.

Nhưng điều này đặt ra một câu hỏi triết học. Trong "người" này có thực sự là tương đương với bản gốc? Bản gốc vẫn còn chết, vì vậy, bản sao hoặc robot, nói đúng ra, vẫn là một kẻ mạo danh. Ví dụ, một công cụ ghi-lưu, recoder, có thể tái tạo một cuộc trò chuyện mà chúng ta có với độ trung thực hoàn hảo, nhưng máy ghi-lưu đó chắc chắn không phải là bản gốc. Một bản sao hoặc robot hoạt động giống như bản gốc có thể là một sự thay thế hợp lệ?

TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY
 

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm