Tương lai của tâm trí - Michio Kaku (Phần 6)

Hiệp Khách Quậy Mọi người đều biết biểu hiện thấy là tin tưởng – seeing is believing. Tuy nhiên, phần lớn những gì chúng ta thấy thực sự là ảo giác. Ví dụ, khi chúng ta nhìn thấy một cảnh quan điển hình, nó có vẻ giống như một bức tranh/bộ phim toàn... Xin mời đọc tiếp.

THỰC TẠI NÀY CÓ THẬT SỰ LÀ THẬT KHÔNG? IS “REALITY” REALLY REAL?

Mọi người đều biết biểu hiện "thấy là tin tưởng – seeing is believing." Tuy nhiên, phần lớn những gì chúng ta thấy thực sự là ảo giác. Ví dụ, khi chúng ta nhìn thấy một cảnh quan điển hình, nó có vẻ giống như một bức tranh/bộ phim toàn cảnh trơn tru, mượt mà. Trong thực tế, có một lỗ hổng trong tầm nhìn của chúng ta, tương ứng với vị trí của dây thần kinh thị giác trong võng mạc. Chúng ta sẽ thấy điểm đen xấu xí này ở bất cứ nơi nào chúng ta nhìn. Nhưng bộ não của chúng ta lấp đầy lỗ đó bằng cách lấp đầy toàn cảnh của tất cả bằng cách lấy ra thông tin trung bình của toàn cảnh. Điều này có nghĩa là một phần tầm nhìn của chúng ta thực sự là giả tạo, được tạo ra bởi những tính toán nơi não thức ở dưới mức ý thức (subconscious minds) của chúng ta để lừa phỉnh chúng ta.

Ngoài ra, chúng ta chỉ thấy thông qua trung tâm của tầm nhìn của chúng ta, vùng đó nằm phía sau hố mắt, được gọi là fovea, với sự rõ ràng. Phần ngoại vi bị mờ, để tiết kiệm năng lượng. Nhưng vùng fovea thì rất nhỏ. Để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt với khoảng vùng nhỏ xíu fovea, con mắt phóng/phi tiêu điểm của nó rảo xung quanh một cách liên tục. Chuyển động nhanh chóng, lúng túng của đôi mắt của chúng ta được gọi là saccades – những chuyển động nhanh giữa những khoảng/điểm được điều chỉnh. Tất cả điều này được thực hiện một cách vô thức, đang gởi cho chúng ta ấn tượng sai lầm rằng tầm nhìn của chúng ta là rõ ràng và tập trung.

Khi tôi còn là một đứa trẻ và lần đầu tiên nhìn thấy một biểu đồ cho thấy quang phổ điện từ trong ánh sáng rực rõ thực sự của nó, tôi đã bị sốc. Tôi hoàn toàn không biết rằng phần lớn quang phổ điện từ EM (ví dụ, ánh sáng hồng ngoại, tia cực tím, tia X, tia gamma) hoàn toàn vô hình đối với chúng ta. Tôi bắt đầu nhận ra rằng những gì tôi nhìn thấy bằng đôi mắt của tôi chỉ là một sự gần đúng nhỏ, thô sơ của thực tế. (Có một câu nói cũ: "Nếu ngoại hình và bản chất là giống nhau, sẽ không cần khoa học.") Chúng ta có các cảm biến trong võng mạc, thứ đó có thể dò ra chỉ được phổ màu màu đỏ/red, lục/green lam/blue. Điều này có nghĩa là chúng ta chưa từng thấy màu vàng, nâu, cam và một loạt các màu khác. Có các màu sắc tồn tại, nhưng bộ não của chúng ta có thể ước lượng từng cái một trong số chúng chỉ bằng cách trộn những lượng của màu đỏ, lụclam khác vào nhau. (Bạn có thể thấy điều này nếu bạn nhìn vào màn hình TV màu đời cũ một cách rất cẩn thận. Bạn chỉ thấy một bộ sưu tập các chấm đỏ, xanh lá cây/lục và xanh dương/lam. TV màu thực sự là một ảo ảnh.)

Đôi mắt của chúng ta cũng đánh lừa chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể thấy chiều sâu. Võng mạc của đôi mắt của chúng ta là hai chiều, nhưng bởi vì chúng ta có hai mắt cách nhau một vài inch, bộ não trái và phải kết hợp hai hình ảnh này, cho chúng ta cảm giác sai lệch về chiều thứ ba. Đối với các vật thể ở xa hơn, chúng ta có thể đánh giá một vật bằng cách quan sát cách chúng di chuyển khi chúng ta di chuyển cái đầu của mình. Điều này được gọi là thị sai – parallax.

(Chính hiện tượng được gọi là thị sai này giải thích thực tế là trẻ em đôi khi phàn nàn rằng "mặt trăng đang đi theo chúng." Bởi vì bộ não khó hiểu hoặc không bao hàm được được thị sai của một vật ở xa như mặt trăng, nó xuất hiện như thể mặt trăng luôn luôn ở một khoảng cách cố định "đằng sau" chúng, nhưng điều đó chỉ là một ảo tưởng do não chọn lấy một lối tắt.)

NGHỊCH LÝ PHÂN TÁCH NÃO – THE SPLIT-BRAIN PARADOX

Một cách nào đó nơi hình ảnh này, hình dung kiểu như dựa trên hệ thống phân cấp thứ bậc của một công ty, làm sai lệch khỏi cấu trúc thực tế của bộ não có thể được nhìn thấy trong trường hợp kỳ lạ của những bệnh nhân (bị/được) phân tách não. Một đặc điểm khác thường của não là có hai nửa gần giống hệt nhau, hay gọi là hai bán cầu, bên trái và bên phải. Các nhà khoa học từ lâu đã tự hỏi tại sao bộ não có sự dư thừa không cần thiết này, vì bộ não (vẫn) có thể hoạt động ngay cả khi một toàn bộ bán cầu được loại bỏ hoàn toàn. Không có hệ thống phân cấp công ty bình thường nào lại có tính năng kỳ lạ này. Hơn nữa, nếu mỗi bán cầu có ý thức, điều này có nghĩa là chúng ta có hai trung tâm ý thức riêng biệt bên trong hộp sọ đã hoàn thành?

Tiến sĩ Roger W. Sperry của Viện Công nghệ California đã giành được giải Nobel năm 1981 cho thấy rằng hai bán cầu não không phải là bản sao carbon chính xác của nhau, nhưng thực sự thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Kết quả này tạo ra một cảm giác (khích động) trong thần kinh học (cũng đẻ ra một ngành công nghiệp kiểu nhà tranh mái lá của các cuốn sách tự lực vốn mập mờ đáng ngờ, những cuốn sách đưa ra yêu cầu hòng áp dụng phân chia não trái, não phải vào cuộc sống của bạn.)

Tiến sĩ Sperry đã điều trị chứng động kinh – epileptics, những người đôi khi bị các cơn động kinh gây co quắp cào quấu ở nhiều cấp độ không thoải mái chút nào, thường có nguyên nhân gây bởi các vòng phản hồi giữa hai bán cầu thứ dẫn đến vượt ra ngoài việc kiểm soát. Giống như một micro rít lên trong tai của chúng ta vì một vòng phản hồi kiểu như vậy, những cơn co giật này có thể trở nên đe dọa tính mạng. Tiến sĩ Sperry bắt đầu bằng cách cắt đứt vùng callosum corpus, vùng này kết nối hai bán cầu não, để chúng không còn truyền đạt và chia sẻ thông tin giữa bên trái và bên phải của cơ thể nữa. Điều này thường làm dừng vòng phản hồi và co giật.

Lúc đầu, những bệnh nhân phân tách-não bộ này dường như hoàn toàn bình thường. Họ tỉnh táo và có thể nói chuyện tự nhiên như thể chẳng có gì xảy ra cả. Nhưng một phân tích hay nghiên cúu cẩn thận của những cá nhân này cho thấy rằng một cái gì đó rất khác về họ.

Thông thường các bán cầu bổ sung cho nhau khi những ý nghĩ di chuyển qua lại giữa hai vùng. Não trái có tính phân tích và hợp lý hơn. Đó là nơi mà các kỹ năng nói được tìm thấy, trong khi não phải có tính toàn diện hơn và nghệ thuật. Nhưng não trái thì chiếm ưu thế và là nơi đưa ra quyết định cuối cùng. Các lệnh truyền từ não trái sang não phải thông qua corpus callosum. Nhưng nếu kết nối đó bị cắt, nó có nghĩa là bộ não phải bây giờ không chịu kềm hãm bởi chế độ độc tài của não trái. Có lẽ bộ não phải có thể có ý chí riêng của nó, mâu thuẫn với mong muốn chủ đạo của não trái.

Trong ngắn hạn, có thể có hai ý chí hành động trong một hộp sọ, đôi khi đấu tranh để kiểm soát cơ thể. Điều này tạo ra tình huống kì quái nơi tay trái (được kiểm soát bởi não phải) bắt đầu hành xử độc lập với mong muốn của bạn, như thể nó là một phần phụ của ai đó hoàn toàn xa lạ nào đó.

Có một trường hợp được tài liệu ghi lại trong đó một người sắp ôm vợ bằng một tay, chỉ để thấy rằng tay kia có một kế hoạch có mục tiêu hoàn toàn khác. Nó gởi một cú đấm móc đúng vào mặt cô vợ. Một phụ nữ khác báo cáo rằng cô ấy muốn chọn ra một chiếc váy bằng một bên tay, và rồi đã thấy bàn tay kia của cô ấy chộp lấy một bộ trang phục hoàn toàn khác. Trong khi đó, một người đàn ông đã mất ngủ vào ban đêm do việc sợ/nghĩ rằng, một bàn tay nổi loạn khác của anh có thể bóp cổ anh ta.

Đôi khi, những người dân phân tách-não nghĩ rằng họ đang sống trong một bộ phim hoạt hình, nơi cánh tay này đấu tranh để kiểm soát cánh tay kia. Các bác sĩ đôi khi gọi đây là hội chứng siêu phim/truyện Dr. Strange, vì một cảnh trong bộ phim ấy tả hành động cánh tay phải chiến đấu chống lại cánh tay kia.

Tiến sĩ Sperry, sau khi nghiên cứu chi tiết về bệnh nhân phân tách não, cuối cùng kết luận rằng có thể có hai tâm trí riêng biệt hoạt động trong một bộ não. Ông viết rằng mỗi bán cầu là "thực sự là một hệ thống ý thức theo đúng nghĩa, nhận thức, suy nghĩ, ghi nhớ, lý luận, sẵn sàng, và cảm xúc, tất cả ở cấp độ một cách đầy tính cách con người, và ... cả bán cầu não trái và phải đều có ý thức một cách đồng thời trong tính khác nhau, ngay cả trong xung đột lẫn nhau, những trải nghiệm tinh thần là thứ diễn ra/chạy song song."

Khi tôi phỏng vấn Tiến sĩ Michael Gazzaniga của Đại học California, Santa Barbara, một người có thẩm quyền về bệnh nhân phân tách-não. Tôi hỏi anh ta làm thế nào các thí nghiệm có thể được thực hiện để kiểm tra lý thuyết này. Có nhiều cách để giao tiếp riêng với mỗi bán cầu một cách riêng biệt mà không cần có kiến thức từ bán cầu khác. Ví dụ, một người có thể làm là, cho chủ thể đeo loại kính đặc biệt để trên đó câu hỏi có thể được hiển thị riêng biệt cho từng mắt, do đó, việc đưa câu hỏi đến từng bán cầu là dễ dàng. Phần khó khăn là cố gắng để có được một câu trả lời từ mỗi bán cầu. Vì bộ não phải không thể nói được (các trung tâm nói được đặt chỉ trong não trái), rất khó để có được câu trả lời từ não phải. Tiến sĩ Gazzaniga nói với tôi rằng để tìm hiểu xem bộ não phải đang nghĩ gì, ông đã tạo ra một trải nghiệm trong đó não phải (vốn nín thinh/câm) có thể "nói" bằng cách sử dụng các chữ cái Scrabble.

Ông bắt đầu bằng cách hỏi não trái của bệnh nhân những gì ông sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Bệnh nhân trả lời rằng anh muốn trở thành một người thiết kế kĩ thuật. Nhưng mọi thứ trở nên thú vị khi bộ não phải (câm) được hỏi cùng một câu hỏi. Bộ não phải viết ra những từ: "tay đua ô tô". Bộ não chi phối phía bên trái đã không biết gì rằng, bộ não phải bí mật có một mục tiêu cần hoàn thành hoàn toàn khác cho tương lai. Bộ não phải theo nghĩa đen có một tâm trí riêng của nó.

Rita Carte viết, "Những ý nghĩa có thể có của những liên quan này là tâm trí trở nên vượt quá khả năng hình dung khi cố gắng làm điều đó – mind-boggling. Nó cho thấy rằng tất cả chúng ta có thể mang theo trong hộp sọ của chúng ta một tù nhân câm với một cá tính, tham vọng, và tự nhận thức khá khác với thực thể hàng ngày vốn dĩ chúng ta tin thường rằng chính bản thân mình sẽ trở thành như vậy."

Có lẽ có sự thật với tuyên bố ngắn gọn kiểu thơ ca rằng "bên trong anh ta, có ai đó khao khát được tự do." Điều này có nghĩa là hai bán cầu thậm chí có thể có niềm tin khác nhau. Ví dụ, nhà thần kinh học V. S. Ramachandran mô tả một bệnh nhân phân tách-não, khi được hỏi liệu anh ta có phải là người có đức tin vào thượng đế hay không, anh ta nói rằng anh là người vô thần, nhưng bộ não phải của anh ta tuyên bố anh ta là người tin tưởng. Rõ ràng, có thể có hai niềm tin tôn giáo đối lập cư trú trong cùng một bộ não. Ramachandran tiếp tục: "Nếu người đó chết, điều gì sẽ xảy ra? Có một bán cầu nào đi lên thiên đường và bên kia đi xuống địa ngục không? Tôi không biết câu trả lời cho điều đó."

(Do đó, có thể hiểu được rằng một người có tính cách tách rời bộ não có thể là đảng Cộng hòa và Dân chủ cùng một lúc. Nếu bạn hỏi anh ta ai sẽ bầu cho anh ta, anh ta sẽ cho bạn ứng cử viên của não trái, vì bộ não phải không thể nói được. Nhưng bạn có thể tưởng tượng về sự hỗn loạn trong gian/phòng bỏ phiếu, khi anh ta phải lựa chọn bằng một tay.)

TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm