Vật lí Lượng tử Tốc hành (Phần 98)

Hiệp Khách Quậy Vào năm 1974, Stephen Hawking khẳng định tên tuổi của ông với khám phá rằng các lỗ đen không phải vô phương thoát khỏi như ban đầu người ta tưởng thế. Các hạt ảo sinh ra trên rìa của một lỗ đen có thể tạo ra bức xạ Hawking, làm giảm... Xin mời đọc tiếp.

Thông tin có bị phá hủy không?

Vào năm 1974, Stephen Hawking khẳng định tên tuổi của ông với khám phá rằng các lỗ đen không phải vô phương thoát khỏi như ban đầu người ta tưởng thế. Các hạt ảo sinh ra trên rìa của một lỗ đen có thể tạo ra bức xạ Hawking, làm giảm khối lượng của lỗ đen cho đến khi nó bốc hơi hoàn toàn. Tuy nhiên, bức xạ Hawking không chứa thông tin về cái bên trong lỗ đen.

Khi vật chất rơi vào trong một lỗ đen, nó mang theo thông tin ở hình thức các trạng thái lượng tử của nó, nhưng Hawking (ảnh trang sau) thấy chẳng có cách nào cho bức xạ của ông bảo toàn thông tin này. Ông cược với nhà vật lí Mĩ John Preskill rằng thông tin bị phá hủy, song ông đã nhận thua vào năm 2004. Tại sao ư? Tương ứng AdS/CFT đem lại một mô tả mới về các lỗ đen dưới dạng các hạt trên ranh giới giữa bốn chiều của chúng ta và một chiều thứ năm, từ đó Vũ trụ của chúng ta được chiếu lên như một ảnh toàn kí. Các hạt này hoạt động theo các định luật cơ học lượng tử, và vì thế phải bảo toàn thông tin. Thế nhưng chính xác thông tin làm thế nào sống sót khỏi lỗ đen thì vẫn là một bí ẩn.

Stephen Hawking 

Một tốc độ ánh sáng biến thiên chăng?

Theo vật lí học thông thường, tốc độ ánh sáng trong chân không là một hằng số, 299.792.458 mét trên giây (186.282 dặm trên giây) cho dù bạn ở đâu trong Vũ trụ. Vậy tại sao một số nhà khoa học nghi ngờ nó có thể thay đổi? Một lí do là vì, theo nguyên lí bất định Heisenberg, không gian chứa đầy các hạt ảo. Các photon chuyển động trong chân không vũ trụ sẽ va chạm không thể tránh khỏi với chúng, và năng lượng của các hạt đó có thể truyền một tác dụng nhỏ xíu lên các photon, làm chậm tốc độ của chúng một trăm phần nghìn tỉ của một giây trên mỗi mét. Xét trên hàng tỉ năm ánh sáng không gian, thì sự chậm đi này có thể tích lũy thành một khác biệt có thể phát hiện được.

Một tốc độ ánh sáng biến thiên còn được đề xuất là lời giải thích khác cho hiện tượng căng phồng bùng nổ mà đông đảo người ta tin rằng đã xảy ra không bao lâu sau Vụ Nổ Lớn. Nếu các hằng số cơ bản có thể thay đổi, thì các định luật vật lí cũng có thể thay đổi theo chúng, đưa đến đủ loại vấn đề cho nhận thức của chúng ta về Vũ trụ.

Một tốc độ ánh sáng biến thiên chăng?

Vật lí Lượng tử Tốc hành
Gemma Lavender
Bản dịch của Thuvienvatly.com
Phần tiếp theo >>

TẢI XUỐNG EBOOK

Mời đọc thêm