Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành (Phần 59)

Hiệp Khách Quậy Trên bảng tuần hoàn chỉ có hai nguyên tố chất lỏng duy nhất ở nhiệt độ và áp suất chuẩn – thủy ngân kim loại lỏng linh động, và chất nâu đỏ khó ngửi, dễ bốc khói này. Dựa trên tiếng Hi Lạp bromos, tên gọi bromine có nghĩa là ‘hôi... Xin mời đọc tiếp.

Bromine

Trên bảng tuần hoàn chỉ có hai nguyên tố chất lỏng duy nhất ở nhiệt độ và áp suất chuẩn – thủy ngân kim loại lỏng linh động, và chất nâu đỏ khó ngửi, dễ bốc khói này. Dựa trên tiếng Hi Lạp bromos, tên gọi bromine có nghĩa là ‘hôi thối’. Ăn mòn và độc hại, nó được mệnh danh là ‘nguyên tố Houdini’ vì không thể giam cầm nó trong bất kì khoảng thời gian nào. Có độ âm điện cao như phần còn lại của gia đình halogen, nó ăn luôn nút đậy bằng nhựa và cao su, và còn tấn công luôn Teflon vốn bình thường không suy xuyển.

Chẳng có gì bất ngờ khi mà có thứ ham phản ứng như vậy không được tìm thấy ở dạng nguyên chất trên Trái Đất. Nó được điều chế bởi chàng sinh viên 24 tuổi Antoine-Jérôme Balard (1802–76) vào năm 1826, từ cặn muối còn lại sau khi cho bay hơi nước biển (đây vẫn là nguồn cung chính của nguyên tố này). Nhà hóa học Đức Carl Jacob Löwig (1803–90) cũng được vinh danh vì đã khám phá bromine một cách độc lập. Mãi cho đến gần đây, bromine vẫn có mặt rộng rãi trong thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, phụ gia xăng dầu và chất tẩy rửa bể tẩy trắng, nhưng nhiều hợp chất bromine nay được người ta điều tiết do tác dụng phá hoại của chúng đối với tầng ozone.

 Bromine

Krypton

Krypton là ‘kẻ giấu mặt’. Không mùi không màu, chất khí hiếm này được khám phá vào năm 1898 bởi William Ramsay và Morris Travers, cùng với neon và xenon, trong không khí. Nó hiện thân bởi các vạch phổ đậm nét màu cam đỏ và màu lục. Một khi các nguyên tố chính của khí quyển – oxygen và nitrogen – bị loại ra, việc chưng cất phân đoạn không khí lỏng tách ra các thành phần thứ yếu còn lại. Krypton tồn tại với hàm lượng khoảng một phần triệu. Tuy nhiên, vì chất khí này là sản phẩm tự nhiên của sự phân hạch uranium – và nó đủ nặng để không bị thoát ra vào không gian – nên nó cứ được tích góp dần.

Giống như các khí hiếm khác, krypton phát ra ánh sáng trong ống phóng điện. Ánh lóe màu trắng rực của nó chỉ dẫn cho máy bay hạ cánh, dù là trong sương mù dày đặc. Tuy nhiên, vì đắt tiền nên nó ít được sử dụng rộng rãi: khan hiếm gấp 8.000 lần so với argon trong khí quyển Trái Đất, chi phí điều chế krypton tốn gấp 100 lần. Đúng như Ramsay nghi ngờ, và ghi chép vào năm 1902, krypton không hoàn toàn trơ ì và có thể bị thúc ép tham gia vào các phản ứng.

Krypton

Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành | Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm