Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành (Phần 13)

Hiệp Khách Quậy Các triết gia Hi Lạp ít hứng thú với các vấn đề thực tiễn, thế nhưng một nhánh kĩ thuật hóa học đã ra đời từ rất sớm sau cái bóng của những gã khổng lồ trí tuệ này. Những xảo thuật này, gọi chung là giả kim thuật, tập trung vào... Xin mời đọc tiếp.

Thuật giả kim

Các triết gia Hi Lạp ít hứng thú với các vấn đề thực tiễn, thế nhưng một nhánh kĩ thuật hóa học đã ra đời từ rất sớm sau cái bóng của những gã khổng lồ trí tuệ này. Những xảo thuật này, gọi chung là giả kim thuật, tập trung vào việc tìm hiểu tính chất của các chất và nghệ thuật thao túng chúng. Giả kim thuật tồn tại trong mọi nền văn hóa đã phát triển thuật luyện kim, có lẽ bị thôi thúc bởi ước muốn giải thích làm thế nào ban đầu các kim loại có mặt trên mặt đất, và bởi niềm đam mê thực tiễn trong việc mài giũa các phương pháp tinh chế chúng. Mặc dù thường bị vây trong bí mật và thần bí, tuy vậy giả kim thuật vẫn mã hóa được các thực tiễn của nó và để lại cả một kho tư liệu văn bản.

Bởi thế, hóa học hiện đại không có một cội nguồn cụ thể nào. Các nhà giả kim Trung Hoa đã phát minh ra thuốc súng và tìm kiếm thuốc trường sinh để tăng cường sự hoàn hảo, hài hòa và bất tử, còn các nhà giả kim Hi Lạp-Ai Cập theo đuổi giấc mơ làm ra vàng. Các học giả Arab thời Trung cổ Jabir ibn Hayyan (khoảng 721–khoảng 815) và Al-Razi (854–925) đã đi tiên phong trong nhiều kĩ thuật cơ bản của hóa học.

Thuật giả kim

Một bản khắc trích từ Luận án của Torbern Bergman về Lực hút Lọc lựa, cho thấy các kí hiệu giả kim thời xưa vẫn rất có ích vào năm 1775.

Hòn đá Triết gia

Trong thế giới cổ điển của Aristotle, tất cả các chất đều luôn biến đổi. Vì một kim loại là một hỗn hợp của những phẩm chất lí tưởng hóa, nên nó có thể biến đổi thành một kim loại khác bằng cách điều chỉnh hàm lượng tương đối của các phẩm chất nội tại này. Các tín đồ giả kim đều sở hữu ý tưởng biến đổi các kim loại hạ cấp thành vàng – một kì công có thể thu được với sự hỗ trợ của một yếu tố bí ẩn gọi là Hòn đá Triết gia.

Thương gia bị phá sản người Đức Hennig Brand (khoảng 1630-khoảng 1692) bị mê hoặc bởi “Công trình Vĩ đại” ấy. Cuộc tìm kiếm Hòn đá Triết gia đã ngốn sạch toàn bộ gia sản của ông khi, vào năm 1669, ông tách được phosphorus. Cách tổng hợp công phu của ông – đun sôi 50 thùng nước tiểu người – chỉ thu về 120 gam (4,2 oz) phosphorus trắng. Khi tiếp xúc với không khí, nó tự bốc cháy với ngọn lửa trắng chói lóa, cảm giác lạnh kì quái khi chạm tay vào và phù hợp với câu chuyện pháp thuật. Không hề nhận ra ông là người đầu tiên khám phá ra một nguyên tố, Brand vẫn tiếp tục cố gắng đi tìm vàng.

Hòn đá Triết gia

Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành | Dan Green

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm