Hóa Lí căn bản - Phần 5

Hiệp Khách Quậy E. Goldstein (1886) đã khám phá ra proton trong ống phóng điện chứa hydrogen. Xin mời đọc tiếp.

PROTON

E. Goldstein (1886) đã khám phá ra proton trong ống phóng điện chứa hydrogen.

H → H+ + e-

                    proton

Chính J.J. Thomson đã nghiên cứu bản chất của chúng. Ông đã chỉ ra rằng:

(1)    Khối lượng thật sự của proton là 1,672 × 10-24 gam. Theo thang đo tương đối, proton có khối lượng 1 đơn vị khối lượng nguyên tử (amu).

(2)    Điện tích của proton bằng về độ lớn nhưng trái dấu với điện tích của electron. Như vậy, proton mang điện tích + 1,6 × 10-19 coulomb hay + 1 đơn vị điện tích nguyên tố.

Vì proton là hạt mang điện dương nhẹ nhất được tìm thấy trong các chùm nguyên tử trong ống phóng điện, nên người ta nghĩ rằng nó là một đơn vị có mặt trong mọi nguyên tử khác. Người ta còn thu được proton trong nhiều phản ứng hạt nhân đa dạng cho thấy mọi nguyên tử đều có chứa proton.

Như vậy, proton được định nghĩa là một hạt hạ nguyên tử có khối lượng 1 amu và điện tích + 1 đơn vị điện tích nguyên tố.

Proton là một hạt hạ nguyên tử có một đơn vị khối lượng và một đơn vị điện tích dương.

NEUTRON

Vào năm 1932, James Chadwick đã khám phá ra hạt hạ nguyên tử thứ ba. Ông chiếu một chùm hạt alpha () vào bia beryllium. Ông tìm thấy một hạt mới bay ra. Nó gần như bằng khối lượng proton (1,674 × 10-24 gam) và không mang điện.

Neutron

Hình 1.5 Các hạt alpha bắn vào tấm beryllium làm vọt ra các hạt neutron, từ đó detector điện tích không bị ảnh hưởng gì.

Ông đặt tên cho nó là neutron. Khối lượng tương đối gán cho neutron xấp xỉ bằng một đơn vị khối lượng nguyên tử (amu). Như vậy:

Neutron là một hạt hạ nguyên tử có khối lượng gần như bằng khối lượng proton và không mang điện.

Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm của Chadwick là một ví dụ của phản ứng hạt nhân nhân tạo trong đó một nguyên tử beryllium biến đổi thành một nguyên tử carbon.

Neutron

Hóa Lí Căn Bản - Arun Bahl, B.S. Bahl, G.D. Tuli
Bản dịch của Thuvienvatly.com
Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm