Bài tập vật lí phổ thông (Phần 4)

Hiệp Khách Quậy Một chất điểm chuyển động với gia tốc không đổi đi được quãng đường S1 = 24 m và S2 = 64 m trong hai khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp, mỗi khoảng t = 4 s. Xin mời đọc tiếp.

2. Chuyển động thẳng biến đổi đều

21. Một chất điểm chuyển động với gia tốc không đổi đi được quãng đường S1 = 24 m và S2 = 64 m trong hai khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp, mỗi khoảng t = 4 s.

Tính vận tốc ban đầu và gia tốc của chất điểm đang chuyển động.

22. Trong phòng thí nghiệm của ông, nhà bác học M.V. Lomonosov có ghi chú những kết quả đo sau đây về quãng đường đi được bởi vật rơi: “...khi chúng rơi, các vật đi được quãng đường 15 ½ bộ sông Ranh trong giây thứ nhất, 62 bộ trong giây thứ hai, 139 ½ bộ trong giây thứ ba, 248 bộ trong giây thứ tư và 387 ½ bộ trong giây thứ năm” (1 bộ sông Ranh = 31,39 cm).

Hãy sử dụng những kết quả này để tính gia tốc trọng trường.

23. Các giọt nước rơi đều đặn từ mái của một tòa nhà cao H = 16 m, khi giọt thứ nhất chạm đất cũng là lúc giọt thứ năm rời khỏi mái nhà.

Tính khoảng cách giữa từng giọt nước trong không khí khi giọt thứ nhất chạm đất.

24. Một vật rời khỏi một điểm O nhất định chuyển động với gia tốc có độ lớn và hướng không đổi. Lúc cuối giây thứ năm thì vận tốc của nó là 1,5 m/s. Lúc cuối giây thứ sáu vật dừng lại và sau đó bắt đầu chuyển động ngược lại.

Tính khoảng cách mà vật đi được trước khi nó dừng lại.

Tính vận tốc mà vật quay trở lại điểm O.

25. Hình 6 là đồ thị vận tốc-thời gian cho chuyển động của một vật nhất định. Tìm vận tốc ban đầu và gia tốc, và viết phương trình cho sự biến thiên độ dời theo thời gian.

Điều gì xảy ra với vật chuyển động tại điểm B? Vật sẽ chuyển động như thế nào sau thời điểm này?


Hình 6

___________

ĐÁP SỐ VÀ GIẢI

Lưu ý. Tính giá trị của g cho mỗi đường đi.

23. Khoảng cách từ giọt thứ tư đến mái nhà là H/16 = 1 m; khoảng cách giữa giọt thứ tư và giọt thứ ba là 3H/16 = 3 m; khoảng cách giữa giọt thứ ba và giọt thứ hai là 5H/16 = 5 m; và khoảng cách từ giọt thứ hai đến giọt thứ nhất là 7H/16 = 7 m.

24. S = 27 m; v = 9 m/s.

25. chuyển động chậm dần đều đến điểm B và nhanh dần đều sau khi đi qua điểm B. Tại thời điểm tương ứng với điểm B vật dừng lại và sau đó vận tốc của nó đảo chiều.

Vận tốc ban đầu v0 = 7 m/s và gia tốc a » 0,64 m/s2.

Phương trình đường đi là S = 7t – 0,32t2.

Bài tập vật lí phổ thông
V. Zubov và V. Shalnov
Trần Nghiêm dịch (theo bản tiếng Anh in năm 1974)
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm