Messier 68: Viên kim cương trên bầu trời

Hiệp Khách Quậy Nếu bạn từng ngắm Messier 68 qua kính thiên văn, bạn sẽ biết nó lộng lẫy đến dường nào. Nhưng Kính thiên văn vũ trụ Hubble vừa cung cấp một bức ảnh ngoạn mục, lóng lánh như kim cương của trại sao đông đúc này, một vùng không gian hình... Xin mời đọc tiếp.

 Messier 68

Nếu bạn từng ngắm Messier 68 qua kính thiên văn, bạn sẽ biết nó lộng lẫy đến dường nào. Nhưng Kính thiên văn vũ trụ Hubble vừa cung cấp một bức ảnh ngoạn mục, lóng lánh như kim cương của trại sao đông đúc này, một vùng không gian hình cầu chứa đầy sao. Nhóm sao xinh đẹp này đang tiến hành một loại vũ điệu sao có lẽ diễn ra trong 10 triệu năm.

Ở xa chừng 33.000 năm ánh sáng, cụm sao hình cầu Messier 68 chứa ít nhất 2.000 ngôi sao có thể nhìn thấy, trong đó có 250 sao kềnh và 42 sao biến quang. Nó có đường kính 106 năm ánh sáng.

Lực hấp dẫn tương hỗ giữa vô số ngôi sao của cụm níu kéo các ngôi sao lại, cho phép cụm sao lơ lửng trong nhiều tỉ năm trời.

Các nhà thiên văn có thể đo tuổi của cụm sao hình cầu bằng cách khảo sát ánh sáng của những ngôi sao thành phần của nó.

Những nguyên tố hóa học để lại vết tích trong ánh sáng này, và ánh sáng sao cho biết những ngôi sao thuộc cụm sao hình cầu thường chứa ít nguyên tố nặng, ví dụ như carbon, oxygen và sắt, hơn so với những ngôi sao giống Mặt trời của chúng ta.

Vì những thế hệ sao liên tiếp dần dần tạo ra những nguyên tố này qua sự nhiệt hạt nhân, nên những ngôi sao có ít nguyên tố nặng thì có tuổi lớn hơn trong Vũ trụ.

Thật vậy, các ngôi sao thuộc cụm sao hình cầu được xếp vào hàng già kỉ lục, có tuổi hơn 10 tỉ năm.

Có hơn 150 vật thể như thế này xung quanh Dải Ngân hà của chúng ta. Ở quy mô thiên hà, những cụm sao hình cầu không có gì to lớn cả. Trong trường hợp Messier 68, những ngôi sao của nó chiếm một không gian có đường kính hơn 100 năm ánh sáng một chút. Để so sánh, đĩa Ngân hà của chúng ta có đường kính chừng 100.000 năm ánh sáng.

123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: Universe Today

Mời đọc thêm