Hồi chuông cảnh tỉnh Fukushima (Phần 1)

Hiệp Khách Quậy Vùng Iitate ở Nhật Bản là một xứ sở tuyệt vời. Những con đường thơ mộng của nó băng qua những ngọn núi dốc đứng, ngoạn mục, cùng những cánh ruộng bậc thang, và những ngôi làng của nó nằm cách xa những khu vực ven biển bị sóng thần... Xin mời đọc tiếp.

  • Steven Judge và Hiroyuki Kuwahara (Physics World, tháng 5/2012)

 Bức điêu khắc ba con khỉ tinh ranh trên điện thờ Nikko Tosho-gu ở Nhật Bản. (Ảnh: Shutterstock/Asia Glab)

Bức điêu khắc ba con khỉ tinh ranh trên điện thờ Nikko Tosho-gu ở Nhật Bản. (Ảnh: Shutterstock/Asia Glab)

Vùng Iitate ở Nhật Bản là một xứ sở tuyệt vời. Những con đường thơ mộng của nó băng qua những ngọn núi dốc đứng, ngoạn mục, cùng những cánh ruộng bậc thang, và những ngôi làng của nó nằm cách xa những khu vực ven biển bị sóng thần tàn phá hồi năm 2011. Nhưng bất kì ai đến thăm Iitate – như chúng tôi đã làm hồi cuối năm ngoái – sẽ lập tức nhận ra một vấn đề. Có rất ít người ở đó. Không có cửa hàng nào mở cửa khi chúng tôi lái xe vòng quanh của ngôi làng trong vùng. Không có trẻ con chơi trong sân vườn, và xe hơi của chúng tôi là một trong duy vài ba xe đang chạy trên đường.

Nhìn vào bản đồ (hình 1) bạn sẽ hiểu nguyên nhân vì sao chẳng có ai. Vùng Iitate nằm trong quận Fukushima của Nhật Bản, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi khoảng 60 km. Sau trận động đất Tōhoku hôm 11 tháng 3, một con sóng thần cao 15 m đã quét qua nguồn cấp điện của nhà máy, đưa ba trong số sáu lò phản ứng vào tình trạng tan chảy một phần. Hàng chục nghìn triệu triệu (1015) becquerel caesium phóng xạ bị phóng thích vào không khí, và trong vài ngày tiếp sau đó, gió và mưa đã mang những đồng vị phóng xạ này đi khắp vùng quê xung quanh – trong đó có những ngôi làng xứ Iitate.

Trong vài tháng kể từ sự cố lò phản ứng Fukushima, phần lớn sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng tập trung vào cái trục trặc tại nhà máy điện, và làm thế nào có thể cải thiện các số đo an toàn để ngăn sự cố tái diễn. Nhưng người dân trong những khu vực như Iitate và những vùng quê xung quanh có một mối ngại ngay trước mắt: tình trạng sức khỏe của họ. Chính mối quan ngại này đã khiến chúng ta đến thăm vùng quê trên hồi cuối năm 2011, với một dự án do TUV Rheinland Japan tài trợ. Công ti này đã nhận nhiều thẩm vấn về sự an toàn và việc nhập khẩu/xuất khẩu hàng hóa, và muốn có thể cung cấp những thông tin rõ ràng, chính xác và độc lập về trình trạng nhiễm xạ ở Nhật Bản. Mục tiêu của dự án là thiết lập một thiết bị đo đạc mới tại các phòng thí nghiệm của TUV Rheinland ở Yokohama để kiểm tra sự nhiễm xạ của thực phẩm và đất đai. Trước khi làm việc này, chúng tôi đã lái xe vòng quanh những khu vực bị ảnh hưởng, thu gom mẫu đất cách lò phản ứng gặp sự cố ở những cự li khác nhau. Sau đó, khi chúng tôi trở lại phòng thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chi tiết các mẫu đất để giúp chúng tôi nghĩ ra những thủ tục nên sử dụng trong các phép đo thực phẩm và đất đai.

Những khu vực bị ảnh hưởng

 Bản đồ thể hiện quận Fukushima, nơi các tác giả tiến hành các kiểm tra trên những mẫu đất, và những trung tâm dân cư lớn.

Bản đồ thể hiện quận Fukushima, nơi các tác giả tiến hành các kiểm tra trên những mẫu đất, và những trung tâm dân cư lớn.

Thoạt nhìn, những con số chúng tôi tìm thấy thật đáng sợ. Kiểm tra trên đất xung quanh vùng Iitate cho thấy có gần 100 000 phân rã caesium trên giây trên mỗi kilogram đất, gấp 2500 lần mức phân rã tìm thấy trong đất ở gần các nhà máy điện hạt nhân ở Anh. Hàm lượng phóng xạ cao như thế đồng nghĩa là tỉ lệ nhiễm xạ trong những ngôi làng trong vùng là ngang với hàm lượng ở những khu vực cấm bên trong các nhà máy điện hạt nhân, nơi chỉ có những người công nhân bức xạ mặc thiết bị bảo hộ và dụng cụ đo liều lượng được phép đi vào. Hàm lượng đặc biệt cao ở gần sông suối, mương rãnh, và trên đất phủ rêu – tức bất cứ chỗ nào mà nước mưa sau đã rơi sau sự cố trên.

Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu quá chú trọng vào những con số thô như thế. Trong khi 100 000 phân rã mỗi giây nghe có vẻ nhiều, nhưng không hẳn những con số như thế có ý nghĩa đối với sức khỏe con người. Cái cũng đáng nhớ là việc phát hiện phóng xạ thì dễ hơn nhiều so với dò tìm những chất độc công nghiệp khác. Đất đai ở vùng Iitate có lẽ cũng bị nhiễm hóa chất nông nghiệp và kim loại nặng, nhưng sự ô nhiễm này khó phát hiện hơn nhiều. Đa số chúng ta sẵn sàng phó thác những quan ngại của mình về những chất ô nhiễm khó phát hiện này cho các tổ chức chính quyền như Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh quốc. Tại sao chúng ta không thể làm điều tương tự đối với sự phóng xạ? Cớ sao chúng ta không đặt niềm tin vào các tổ chức chính quyền? Nếu không thì chúng ta có thể tin tưởng ai bảo vệ an toàn cho mình?

Đối với công dân Nhật Bản, đây là những câu hỏi rất gay cấn. Người dân ở đất nước mới trải qua thảm họa động đất này đã quen sống dưới đe dọa của các thảm họa thiên nhiên, và xem chúng là một phần của cuộc sống hàng ngày. Thoạt nhìn, phản ứng của chính quyền và từng cá nhân thật thực dụng và hiệu quả. Hàng nghìn người đã được đào tạo làm công nhân bức xạ để hỗ trợ những nỗ lực dọn dẹp môi trường, nhiều tổ chức trong đó có những chuỗi siêu thị đã đầu tư thiết bị dò tìm bức xạ để kiểm tra các chất ô nhiễm có trong thực phẩm, và nhiều công ti tư nhân và công ti thẩm định (trong đó có TUV Rheinland) đã nghiên cứu những khả năng mới kiểm tra phóng xạ đối với các sản phẩm công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu.

Nhưng dưới vẻ ngoài tĩnh lặng của đất nước mặt trời mọc, có một mối quan ngại thật sự. Hàm lượng phóng xạ thấp có thể phát hiện ra trong đất ở Tokyo, nơi cách lò phản ứng Daiichi hơn 200 km. Những báo cáo về vết tích của caesium phóng xạ tìm thấy trong nước tiểu của trẻ em sinh sống ở khu đô thị Fukushima, cách xa 90 km, đã khiến cha mẹ chúng ăn ngủ không yên. Các trường học đặc biệt lo lắng. Trường Quốc tế ở Yokohama, chẳng hạn, đã cố xoa dịu quý vị phụ huynh bằng cách sắp xếp những buổi khám bức xạ thường xuyên và hạn chế nơi họ mua thực phẩm.

>> Xem tiếp Phần 2

Mời đọc thêm