Chuyển động và đứng yên

Hiệp Khách Quậy Làm thế nào mà họ biến những bức ảnh thành nững đối tượng chuyển động, nghệ thuật của chuyển động Xin mời đọc tiếp.

Chuyển động – chúng ta làm thế, động vật làm thế, nhưng đa số không ai trong chúng ta suy nghĩ một cách có ý thức về nó. Cho nên trong phần lớn lịch sử, chúng ta không biết chính xác các cơ thể di chuyển như thế nào. Trong một triển lãm mới trưng bày ở London, Jonathan Miller đưa chúng ta vào một cuộc hành trình đi qua những nỗ lực của con người nhằm thể hiện chuyển động trong khoa học và trong nghệ thuật. 

Ngựa phi nước đại

Các họa sĩ châu Âu thế kỉ thứ 18 như John Wootton, người vẽ tác phẩm Cuộc đua đường vòng ở Newmarket (ảnh trên), thường thể hiện những con ngựa đang phi nước đại trong tư thế giống nhau và theo kiểu “ngựa gỗ” không thực tế.

(Ảnh: Bảo tàng Fitzwilliam, Cambridge)

Clip của Google mừng 182 năm ngày sinh Eadweard J. Muybridge Cho thấy rõ hiệu ứng chuyển động này.

Vấn đề là chân của con ngựa đang phi nước đại di chuyển quá nhanh để cho tư thế thật sự được trông thấy. Công nghệ đã xuất hiện để cứu nguy vào năm 1877, khi Leland Stanford, một người nuôi ngựa đua và là thống đốc bang California, yêu cầu nhà nhiếp ảnh chuyên chụp ảnh phong cảnh Eadweard Muybridge đánh cược xem cả bốn chân của một con ngựa đang phi nước đại có rời khỏi mặt đất đồng thời tại một thời điểm bất kì nào đó hay không.

Để trả lời câu hỏi trên, Muybridge đã bố trí một hàng camera có cửa sập được thả xuống bằng dây kéo căng ngang qua đường đua; một con ngựa phi nước đại vào đường đua sẽ đá lấy sợi dây với móng guốc của nó và vì thế kích hoạt một loạt ảnh chụp về nó khi nó chạy qua. Kết quả là một loạt ảnh liên tục thể hiện các giai đoạn chuyển động – tư liệu đầu tiên ghi lại chuyển động một cách chi tiết.

Công trình trên đã cho phép các họa sĩ sửa lại cho đúng tư thế của những đối tượng vẽ của họ, thí dụ như ngựa.

Động vật và khỏa thân

Vào những năm 1880, trường đại học Pennsylvania đã tuyển mộ Muybridge, và với sự hỗ trợ của các nhà hóa học và thợ điện của trường, nhiều loạt ảnh chụp hơn đã được thực hiện, bao gồm ảnh của sư tử, vẹt mào và con người khỏa thân. Một cuốn sách tiêu đề Sự vận động của động vật đã sưu tập 781 tấm ảnh như thế này.

Công trình này đã mang lại cho Muybridge tiếng tăm muôn thuở, bất chấp một số thực tế không minh bạch: ông thường chắp vá những loạt ảnh của mình nếu một khung hình bị thiếu hoặc bị mờ, và ảnh những người phụ nữ khỏa thân của ông thì ưỡn người ra giống như ảnh khiêu dâm.


Khiêu vũ, 1887. (Ảnh: Eadweard Muybridge/Bảo tàng Kingston)

Nhiếp ảnh hoạt nghiệm

Đồng thời với Muybridge, nhà triết học và nhiếp ảnh gia Etienne-Jules Marey cũng sử dụng nhiếp ảnh để phân tích chuyển động. Ông đã phát triển một phương pháp đồ họa phức tạp để xác định tư thế của một con ngựa dựa trên sự thay đổi áp lực của móng guốc của nó khi chúng tiếp xúc với mặt đất. Khi ông nhìn thấy chuỗi ảnh của Muybridge, ông nhận ra rằng nhiếp ảnh có thể là phương thức đơn giản hơn để làm công việc này.

Phân tích chuyển động bay của con mòng biển, 1887.

(Ảnh: Etienne-Jules Marey/Dépot du Collège de France, Bảo tàng Marey, Beaune, Pháp)

Marey đã phát minh ra một kĩ thuật gọi là “ảnh hoạt nghiệm” chụp những giai đoạn của chuyển động trên cùng một tấm phim, với nhiều lần phơi sáng trên giây sao cho các hình ảnh chuyển động chồng lên nhau.

Vào những năm 1880, Marey đã chuyển sự chú ý của ông sang thủ thuật phân tích chuyển động bay của chim, chụp ảnh liên tiếp của những con diệc và vẹt mào. Ông còn phấn khích đến mức ông đã nghiên cứu một con mòng biển bằng đồng thiếc.

Một di sản để lại cho đời

Các biến thể của kĩ thuật Marey đã được nhiều nhà nhiếp ảnh khác sử dụng kể từ đó. Chẳng hạn, bức ảnh chụp một người đang nhảy này thực hiện bởi nhà họa sĩ và điêu khắc Thomas Eakins.

Tầm ảnh hưởng của Marey còn xuyên biên giới ra thế giới nghệ thuật bên ngoài, đáng chú ý nhất là trong những tác phẩm của Trường phái Vị lai Italy hồi đầu thế kỉ 20. Được truyền cảm hứng trực tiếp bởi công trình của Marey, họ đã cho chồng các đường nét lên nhau để chụp ảnh động lực học của những đối tượng của mình.

Nghiên cứu chuyển động: Khỏa thân nam, Đứng nhảy sang phải, 1885.

(Ảnh: Thomas Eakins/Viện Hàn lâm Nghệ thuật Pennsylvania, Philadelphia)

Hiệu ứng nhấp nháy

Vào thập niên 1930, di sản khoa học của Marey tiếp tục được kế thừa bởi Harold Edgerton, một kĩ sư điện tại Viện Công nghệ Massachusetts. Edgerton đã chụp những bức ảnh sử dụng đèn flash điện tử tốc độ cao để tạo ra hiệu ứng nhấp nháy.

Với ánh sáng flash lóe lên một triệu lần mỗi giây, Edgerton đã chụp những bức ảnh của người đánh kiếm, vận động viên nhảy sào và nhiều thứ linh tinh khác theo phong cách Marey nhưng với độ chính xác cao hơn và rõ nét hơn.

Quay gậy, 1938. (Ảnh: Harold Edgerton/Michael Hoppen Gallery)

Khoa học, không phải nghệ thuật

Edgerton khéo léo tự tách mình khỏi những nhà nhiếp ảnh khác như Gjon Mili, người sử dụng những kĩ thuật tương tự nhưng làm việc với những đối tượng mang tính nghệ thuật hơn, thí dụ như vũ đạo và nhạc sĩ.

Ông khăng khăng: “Đừng bắt tôi là một nghệ sĩ. Tôi là một kĩ sư. Tôi đứng sau các sự thật. Chỉ có sự thật thôi”.

Trong bức ảnh chụp năm 1952 này, nghệ sĩ violin Jascha Heifetz đang chơi đàn trong phòng thu tối của Mili khi ánh sáng gắn với cái vĩ của ông vạch nên chuyển động của nó.

(Ảnh: Gjon Mili/Time & Life Pictures/Getty Images)

Hậu Eadweard

Công trình của Muybridge tiếp tục gây hứng thú, như thể hiện bởi tác phẩm này của Idris Khan mang tựa đề Đứng lên từ từ... Hậu “Con người và Sự vận động của động vật”, thực hiện năm 2005.

(Ảnh: Idris Khan/Victoria Miro Gallery, London)

Tất cả là một chút nhòe đi

Vào thế kỉ 20, cái trở thành mốt là mô tả chuyển động bằng cách làm mờ hoặc nhòe bức ảnh đi một cách có chủ ý sử dụng thời gian phơi sáng lâu, như trong bức ảnh của Jonathan Shaw chụp bộ ba người nhảy tại sân vận động Alexander, Birmingham, Anh, năm 1996.

Sự nhòe ảnh được sử dụng để nhấn mạnh bản chất liên tục của chuyển động hoặc mang lại ấn tượng rằng vật đang chuyển động nhanh đến mức mắt chúng ta không thể tập trung vào nó được.

(Ảnh: Jonathan Shaw/Birmingham Library & Archive Services)

“Đường vù vù”

Trong tranh vui và hoạt hình, hiệu ứng này thu được với việc sử dụng “các đường vù vù” hoặc bằng cách vẽ kí tự cùng với nhiều nét vạch biên.

Billy Whizz, trích từ The Beano Book, 1999. (Ảnh: Beano)

Kadick - Thuvienvatly.com

Theo New Scientist

Mời đọc thêm