Mưa sao chổi đã mang sự sống đến cho Trái đất

Hiệp Khách Quậy Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA vừa phát hiện ra những dấu hiệu của những vật thể băng giá đang tuôn hối hả trong một hệ mặt trời ở xa. Cơn mưa băng đó giống như hệ mặt trời của chúng ta hồi vài tỉ năm về trước trong một... Xin mời đọc tiếp.

Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA vừa phát hiện ra những dấu hiệu của những vật thể băng giá đang tuôn hối hả trong một hệ mặt trời ở xa. Cơn mưa băng đó giống như hệ mặt trời của chúng ta hồi vài tỉ năm về trước trong một thời kì gọi là “Kì Bắn phá Nặng Muộn”, cái có lẽ đang mang nước và những thành phần hình thành sự sống khác đến cho Trái đất.

Trong thời kì này, các sao chổi và những vật thể băng giá khác bay dồn dập từ hệ mặt trời phía ngoài về hướng những hành tinh phía trong. Cơn bắn phá khốc liệt đã ban sẹo cho mặt trăng của chúng ta và đã tạo ra lượng bụi rất lớn.

Nay kính thiên văn Spitzer vừa phát hiện ra một dải bụi bao quanh một ngôi sao láng giềng trên bầu trời phương bắc gọi là Eta Corvi trùng khớp với thành phần của một sao chổi khổng lồ đã bị phá hủy. Đám bụi này nằm đủ gần Eta Corvi nên những thế giới kiểu Trái đất có thể tồn tại, cho thấy một vụ va chạm đã xảy ra giữa một hành tinh với một hoặc nhiều sao chổi. Hệ Eta Corvi xấp xỉ 1 tỉ năm tuổi, theo các nhà nghiên cứu đó là tuổi thích hợp cho cơn mưa như thế.

“Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã có bằng chứng trực tiếp cho Kì Bắn phá Nặng Muộn đang diễn ra trong hệ mặt trời láng giềng Eta Corvi, xảy ra cùng khoảng thời gian như hệ mặt trời của chúng ta”, phát biểu của Carey Lisse, nhà nghiên cứu chính tại Phòng thí nghiệm Vật lí Ứng dụng Đại học Johns Hopkins ở Laure, Md., và là tác giả đứng đầu của một bài báo mô tả kết quả trên. Các kết quả sẽ công bố trên tạp chí Astrophysical Journal. Lisse đã trình bày các kết quả tại cuộc họp hôm 19/10 tại Trung tâm Du hành Vũ trụ Goddard của NASA.

Các nhà thiên văn đã sử dụng các máy dò hồng ngoại của Spitzer để phân tích ánh sáng phát ra từ đám bụi xung quanh Eta Corvi. Những vết tích hóa học nhất định đã được quan sát thấy, bao gồm nước đóng băng, chất hữu cơ và đá, dấu hiệu xác nhận một nguồn gốc sao chổi lớn.

 Ảnh minh họa một cơn bão sao chổi xung quanh một ngôi sao ở gần chúng ta

Ảnh minh họa một cơn bão sao chổi xung quanh một ngôi sao ở gần chúng ta, gọi là Eta Corvi. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Dấu hiệu ánh sáng phát ra bởi đám bụi xung quanh Eta Corvi còn tương tự với thiên thạch Almahata Sitta đã rơi xuống Trái đất, vỡ thành từng mảnh ở Sudan hồi năm 2008. Sự tương tự giữa thiên thạch trên và vật thể đã bị phá hủy trong hệ Eta Corvi gợi ý một nơi ra đời chung trong những hệ mặt trời tương ứng của chúng.

Một vòng bụi lạnh thứ hai, đồ sộ hơn, nằm ở rìa xa phía ngoài của hệ Eta Corvi có vẻ là môi trường thích hợp làm bãi chứa của những vật thể kiểu sao chổi. Cái vành sáng này, phát hiện ra hồi năm 2005, hiện ra mờ mờ cách Eta Corvi chừng gấp 150 lần khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời. Hệ mặt trời của chúng ta có một vùng nhỏ, gọi là Vành đai Luiper, là nơi những tàn dư đá và băng từ sự hình thành hành tinh còn sót lại. Dữ liệu Spitzer mới cho thấy thiên thạch Almahata Sitta có thể có nguồn gốc thuộc Vành đai Kuiper của chúng ta.

Vành đai Kuiper là ngôi nhà của số lượng hết sức lớn những vật thể băng giá này, gọi tên chung là những vật thể Vành đai Kuiper. Khoảng 4 tỉ năm về trước, chừng 600 triệu năm sau khi hệ mặt trời ra đời, các nhà khoa học nghĩ rằng Vành đai Kuiper đã bị nhiễu loạn bởi sự di cư của những hành tinh khí khổng lồ Mộc tinh và Thổ tinh. Sự dịch chuyển làm mất cân bằng hấp dẫn của hệ mặt trời như thế đã làm tán xạ những vật thể băng giá trong Vành đai Kuiper, ném vô số vật chất vào không gian giữa các sao và tạo ra đám bụi lạnh trong vành đai. Tuy nhiên, một số vật thể Vành đai Kuiper đã bị ném vào những quỹ đạo cắt qua đường đi của những hành tinh phía trong.

Sự bắn phá xảy ra sau đó của các sao chổi kéo dài cho đến khoảng 3,8 tỉ năm trước. Sau khi các sao chổi tác động lên phía mặt trăng đối mặt với Trái đất, magma đã trào lên lớp vỏ mặt trăng, cuối cùng nguội đi thành những “biển” tối, hay maria. Khi nhìn tương phản trên những vùng bao quanh sáng hơn của bề mặt mặt trăng, những cái biển đó tạo ra bộ mặt “Người trên Mặt trăng” rõ nét. Các sao chổi cũng va chạm với Trái đất hoặc hỏa thiêu trong khí quyển, và có lẽ chúng đã mang nước và carbon đến cho hành tinh của chúng ta. Thời kì va chạm này có lẽ đã giúp sự sống hình thành bởi sự phân phối các thành phần thiết yếu của nó.

“Chúng tôi nghĩ hệ Eta Corvi nên được nghiên cứu chi tiết để hiểu rõ hơn về cơn mưa sao chổi và những vật thể khác có lẽ đã khởi nguồn cho sự sống trên hành tinh của chúng ta”, Lisse nói.

Nguồn: JPL/NASA

Mời đọc thêm