Sự sống có thể tồn tại bên trong lỗ đen

Hiệp Khách Quậy Nhà vũ trụ học người Nga Vyacheslav Dokuchaev, tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Moscow, vừa đề xuất trong một bài báo đăng trên website chia sẻ bản thảo arXiv.org rằng, do những điều kiện rất độc đáo tồn... Xin mời đọc tiếp.

Quỹ đạo tuần hoàn bền của photon và hành tinh.

Nhà vũ trụ học người Nga Vyacheslav Dokuchaev, tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Moscow, vừa đề xuất trong một bài báo đăng trên website chia sẻ bản thảo arXiv.org rằng, do những điều kiện rất độc đáo tồn tại sau chân trời sự cố trong những lỗ đen nhất định (tích điện và đang quay), sự sống rất có thể đã tồn tại, và rất có thể đã phát triển sang những nền văn minh tiên tiến.

Các lỗ đen, như chúng ta đều biết, là những thực thể tồn tại trong vũ trụ có lực hấp dẫn mạnh đến mức mọi thứ xung quanh chúng đều bị nuốt chửng vào và không bao giờ được nhìn thấy trở lại nữa. Vâng, không chính xác lắm, các nhà khoa học biết rằng ở sâu bên trong những lỗ đen tích điện, đang quay, vượt qua khỏi chân trời sự cố (nơi thời gian và không gian nhập làm một) mọi thứ trở lại cái được xem là bình thường (chân trời Cauchy) ít nhất thì các photon có thể quay trong quỹ đạo xung quanh điểm kì dị. Và sự tồn tại của những photon này đã khiến Dokuchaev tin rằng những vật thể khác cũng có thể tồn tại; một vài trong số chúng có khả năng dung dưỡng các dạng sống; mặc dù thế giới của chúng sẽ khác hoàn toàn với những cái chúng ta biết do những lượng ánh sáng đầy kịch tính từ những photon bị bẫy quay kì dị cùng với chứng, đó là chưa nói tới những lực thủy triều thăng giáng liên tục và sự bắn phá bởi những nguồn năng lượng khác.

Dokuchaev là người chuyên nghiên cứu những thực thể quỹ đạo thật sự tồn tại bên trong một tập con nhỏ của những lỗ đen, gọi là lỗ đen quay tích điện, loại lỗ đen trái ngược với lỗ đen Schwarzschild (không chuyển động) và lỗ đen Kerr (không tích điện). Ông nhận thấy rõ ràng rằng mặc dù những tuyên bố của ông có thể có chút ngông cuồng, nhưng khoa học mà ông đang nghiên cứu thì không như thế. Các lí thuyết của ông mở rộng trên nghiên cứu trước đây cho thấy những hạt ánh sáng sơ cấp (photon) được tìm thấy quay xung quanh điểm kì dị trong những lỗ đen như vậy, trong những quỹ đạo tuần hoàn, bền. Ông khẳng định rằng không có bằng chứng nào cho thấy một cái gì đó lớn hơn, thí dụ như một hành tinh, với cơ sở hóa học phức tạp, lại không thể làm được như vậy.

Tất nhiên, nếu cái Dokuchaev đề xuất là đúng, thì chúng ta hầu như chắc chắn không bao giờ biết gì về nó do không có khả năng cho bất kì nền văn minh tiên tiến nào phát thông tin thoát ra khỏi sức hấp dẫn khủng khiếp của lỗ đen mà họ đang sinh sống trong đó, cho nên nghiên cứu trên có phần gây tranh cãi, mặc dù chắc chắn là rất thú vị.

Tham khảo: Is there life inside black holes? by Vyacheslav I. Dokuchaev, arXiv:1103.6140v2 [gr-qc] http://arxiv.org/abs/1103.6140

Nguồn: PhysOrg.com

Mời đọc thêm