Công nghệ mới cho phép thấu kính đổi màu nhanh như điện

Hiệp Khách Quậy Công nghệ mới trên còn thu hút sự quan tâm của quân đội Mĩ, là một phương pháp hỗ trợ binh lính có thể nhìn rõ trong những môi trường đang biến đổi nhanh. Xin mời đọc tiếp.

 Công nghệ mới

Một nhà khoa học tại trường Đại học Connecticut vừa hoàn thiện một phương pháp tạo ra những màu sắc biến thiên, thay đổi nhanh trên phim chụp và màn hiển thị, thí dụ như kính râm, có thể mang đến một thế hệ thời trang mới hấp dẫn.

Công nghệ mới trên còn thu hút sự quan tâm của quân đội Mĩ, là một phương pháp hỗ trợ binh lính có thể nhìn rõ trong những môi trường đang biến đổi nhanh.

Quá trình chế tạo thấu kính cũng ít tốn kém và ít lãng phí hơn so với những phương pháp trước đây. Kết quả nghiên cứu được công bố trên số ra ngày 7 tháng 7 của tạp chí Journal of Materials Chemistry.

Chất liệu tiêu biểu nằm phía sau một thấu kính đổi màu là cái gọi là màng đổi màu theo ánh sáng, hay một tấm polymer thay đổi màu sắc khi ánh sáng đi tới chúng. Công nghệ mới của Sotzing (tác giả nghiên cứu) hoạt động hơi khác một chút – thấu kính sắc-điện của ông được điều khiển bằng một dòng điện đi qua chúng khi bị kích hoạt bởi một kích thích, thí dụ như ánh sáng.

“Chúng giống như tấm cửa số kép có một khe trống ở giữa chúng”, Sotzing giải thích. Ông và các đồng nghiệp đã tiêm một hỗn hợp polymer – hay cái ông gọi là “goop” – vào khoảng giữa các lớp, tạo ra thấu kính khi nó đông lại. Theo Sotzing, hỗn hợp polymer dùng trong thấu kính này, chế tạo ít lãng phí và ít tốn kém hơn so với những hỗn hợp trước đây.

“Tuổi thọ của kính râm thường rất ngắn”, Sotzing nói, ông cho biết người ta thường hay đổi kính. Cho nên với việc chế tạo ít tốn kém hơn thì những nhà bán lẻ có thể tung ra nhiều sản phẩm hơn.

Một lợi ích nữa của chất liệu này là nó có thể thay đổi màu sắc nhanh như dòng điện đi qua nó – về cơ bản là gần như tức thời. Quá trình này có thể rất có ích đối với ngành quân sự. Thí dụ, nếu một người xuất hiện từ một hàng lang tối đen và đi vào sa mạc, thì thấu kính sẽ thay đổi màu sắc của nó tức thời để thích nghi với môi trường xung quanh, và như vậy có thể bảo vệ mạng sống cho một số binh lính.

“Hiện nay, binh lính phải dùng tay để đổi kính. Chất liệu mới này sẽ loại trừ nhu cầu đó”. Sotzing sẽ bắt đầu một năm làm việc tại Viện hàn lâm Không quân vào tháng 8 tới, nơi ông hi vọng sẽ phát triển một số ý tưởng này.

Công nghệ mới trên hiện nay đã được cấp bằng sáng chế và bản quyền thuộc về một doanh nghiệp tên gọi là Alphachromics Inc. do Sotzing và một người đồng nghiệp Michael Invernale đồng sáng lập. Alphachromics hiện cũng đang kiểm tra các ứng dụng của những hệ polymer này cho những loại cửa sổ tiết kiệm năng lượng và những kết cấu tùy chỉnh.

Hiện đang đàm phán với các nhà chế tạo kính mát, Sotzing cho biết thế giới Hollywood có thể có thị trường cho công nghệ này. “Chúng tôi không chế tạo kính mát. Chúng tôi thiết lập nền tảng của cái diễn ra bên trong chúng”, ông kết luận.

Nguồn: PhysOrg.com, Đại học Connecticut

Mời đọc thêm