Công nghệ tính toán thời cổ đại - Phần cuối

Hiệp Khách Quậy Người châu Phi cổ ở nước Swaziland ngày nay khắc khía vào xương khỉ đầu chó, sau này gọi là xương Lebombo, như là một cách để đánh số thứ tự. Xin mời đọc tiếp.

ĐÃ CÓ BẢN EBOOK CỦA TẬP SÁCH NÀY. CÁC BẠN DOWNLOAD TẠI ĐÂY.

Niên đại

35.000 tCN

Người châu Phi cổ ở nước Swaziland ngày nay khắc khía vào xương khỉ đầu chó, sau này gọi là xương Lebombo, như là một cách để đánh số thứ tự.

3.500 tCN

Người Ai Cập bắt đầu sử dụng cột tháp làm đồng hồ mặt trời sơ khai.

3.000 tCN

Người Mesopotamia viết trên các phiến đất sét, trong đó có những kí tự số từ hệ đếm dựa trên cơ số 60 của họ. Đây là một số kí tự số được biết đến đầu tiên trên thế giới.

Người Ai Cập bắt đầu sử dụng lũ kế sông Nile để đo mực nước lũ hàng năm của sông Nile.

2.000 tCN

Các nhà toán học Babylon và Ai Cập khám phá ra khái niệm số pi. Họ đã tính ra những giá trị gần đúng đầu tiên.

1.500 tCN

Người Ai Cập thiết kế ra chiếc đồng hồ nước đầu tiên (clepsydra).

1.400 tCN

Người Sumeria sử dụng trắc địa để đo ranh giới đất đai.

Thế kỉ 6 tCN

Pythagoras chứng minh rằng với mọi tam giác vuông, bình phương chiều dài cạnh huyền bằng tổng bình phương chiều dài hai cạnh kia. Kết quả này trở nên nổi tiếng với tên gọi định lí Pythagoras.

300 tCN

Nhà thiên văn học người Babylon Berosus chế tạo ra một chiếc đồng hồ mặt trời bằng cách đặt một cột đồng hồ trong một cái nền hình bát. Các đường kẻ trên nền phân chia ngày thành 12 phần bằng nhau.

Nhà toán học Hi Lạp Euclid công bố tác phẩm hình học Các nguyên tố. Bộ sách đưa ra năm tiên đề, dựa trên đó ông đã chứng minh ra những định lí của mình.

240 tCN

Archimedes sử dụng một đa giác 96 cạnh trong “phương pháp vét kiệt” của ông, xác định được giá trị của số pi nằm giữa 31/7 (khoảng 3,1429) đến 310/71 (khoảng 3,1408).

238 tCN

Nhà vua Ptolemy III cải tiến lịch Ai Cập 365 ngày bằng cách thêm vào một ngày sau mỗi bốn năm. Bộ lịch mới dài hơn năm mặt trời chừng 11 phút.

200 tCN - 50

Tác phẩm kinh điển Trung Hoa Cửu chương về Thủ thuật toán học ra đời.

Thế kỉ 2 tCN

Kĩ sư Hi Lạp Ctesibius chế tạo ra một loại đồng hồ nước chính xác hơn những phiên bản cũ trước đó.

Thế kỉ 3

Người Maya ở Trung Mĩ sử dụng số 0 làm một bộ phận thuộc hệ đếm theo cơ số 20 của họ.

499

Aryabhata the Elder, thuộc Ấn Độ, công bố bảng giá trị sin cho nhiều góc trong tác phẩm  Aryabhatiyam của ông.

Thế kỉ 6

Người Ấn Độ bắt đầu sử dụng chữ số Hindu-Arab trong hệ thập phân.

876

Số 0 đầu tiên được khắc trong một ngọn đền xây dựng ở Ấn Độ.

1200

Bàn tính trở nên phổ biến ở Trung Hoa, mặc dù những phiên bản trước đó đã tồn tại qua hàng thế kỉ.

1400 – 1600

Xã hội Inca phát triển thịnh vượng trong miền núi Andes thuộc Nam Mĩ. Họ sử dụng dây thút gút gọi là quipus để lưu giữ số liệu và những thông tin khác.

1858

Alexander Henry Rhind tìm thấy một bộ sách toán bằng giấy cói ở gần Thebes, Ai Cập. Sách toán giấy cói Rhind có niên đại khoảng năm 1650 tCN.

1901

Thợ lặn tìm thấy Máy cơ Antikythera trong xác của một con tàu đắm.

1946

Quân đội Mĩ tổ chức so sánh bàn tính Nhật Bản và máy tính bằng điện về tốc độ và độ chính xác. Kết quả là bàn tính Nhật Bản đã chiến thắng.

Thập niên 1970

Các nhà khảo cổ tìm thấy chiếc xương Lebombo cổ đại gần Động Biên giới ở Swaziland.

2005

Các nhà khoa học người Anh và Hi Lạp nghiên cứu Máy cơ Antikythera với công nghệ chụp ảnh mới. Chúng làm lộ rõ những chữ khắc cung cấp manh mối về nhiều công dụng và nguồn gốc của chiếc máy.

2009

Các chuyên gia tại Thư viện Anh quốc thẩm định lại một tấm bản đồ sao Trung Hoa cổ đại. Họ nhận thấy nó có niên đại khoảng năm 646 – 684, khiến nó là bản đồ sao cổ nhất được biết.

2010

Một nhà nghiên cứu lịch sử khoa học người Anh đã bẻ khóa một “đoạn mã” thuộc những hình ảnh toán học trong những tác phẩm cổ của Plato, cho thấy Plato tin rằng các nguyên lí toán học, chứ không phải thần thánh, là cái điều khiển vũ trụ. Có lẽ Plato đã che đậy niềm tin của ông để tránh sự trừng phạt của những nhà lãnh đạo tôn giáo.

 

Thuật ngữ

Chữ số: kí hiệu dùng để biểu diễn một con số.

Cơ số 10: hệ đếm trong đó giá trị vị trí tăng theo lũy thừa của 10.

Đại số: ngành toán học xử lí các đại lượng biểu diễn bằng kí hiệu.

Định lí: một phát biểu toán học đã được chứng minh hoặc sắp được chứng minh.

Góc vuông: góc có số đo bằng 90 độ.

Hệ đếm giá trị-vị trí: một hệ thống số trong đó các chữ số nhận những giá trị khác nhau tùy thuộc vào vị trí của chúng.

Hình học: ngành toán học xử lí những số đo, tính chất, và mối liên hệ của các điểm, đường thẳng, góc, mặt và khối.

Kí hiệu khoa học: một hệ thống trong đó các chữ số được biểu diễn là một số nằm giữa 1 và 10 nhân với một lũy thừa của 10. Thí dụ số 29300 được viết là 2,93 x 104.

Lượng giác: nghiên cứu tính chất của các tam giác.

Năm âm lịch: khoảng thời gian dựa trên pha của Mặt trăng, dài tổng cộng 354 ngày. Năm âm lịch được chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.

Năm mặt trời: thời gian để Trái đất quay trọn một vòng xung quanh Mặt trời: 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 46 giây.

Pi: tỉ số của chu vi của một đường tròn và đường kính của nó; được các nhà toán học xác định bằng 22/7, hay xấp xỉ 3,1416.

Số nguyên tố: một số chỉ chia hết cho 1 và chính nó.

Tiên đề: một phát biểu được chấp nhận là đúng đóng vai trò cơ sở cho những lập luận hay định lí khác.

Toán học: ngành khoa học của những con số.

Trắc địa: sử dụng toán học để đo kích cỡ và độ cao của những cánh đồng, núi non, thung lũng và những địa hình khác.

ĐÃ CÓ BẢN EBOOK CỦA TẬP SÁCH NÀY. CÁC BẠN DOWNLOAD TẠI ĐÂY.

Mời đọc thêm