SGK Vật lí 11 - McGraw-Hill Ryerson (p7)

Hiệp Khách Quậy physics, sách giáo khoa vật lí, sách giáo khoa vật lý, sách giáo khoa vật lý nước ngoài, sgk,textbook Xin mời đọc tiếp.

Bài toán mẫu

Tốc độ trung bình

Một sinh viên chạy được 15 km trong 1,5 h. Tốc độ trung bình của người sinh viên đó là bao nhiêu?

SGK vật lý 11 quan duong

SGK Vật lí 11 - McGraw-Hill Ryerson (p7)

Tổ chức vấn đề

  • Người sinh viên có thể dừng lại nghỉ mệt hoặc không, nhưng thuật ngữ trung bình gợi ý rằng cần xét đến tổng thời gian và tổng quãng đường.
  • Tốc độ có đơn vị là quãng đường/thời gian.
  • Sử dụng thông tin quãng đường/thời gian để giúp xây dựng một công thức cho tốc độ (hoặc xác nhận công thức bạn nhớ trong đầu là chính xác).
  • Tổng quãng đường/tổng thời gian sẽ cho tốc độ trung bình.

Nhận dạng mục tiêu

Tốc độ trung bình, vtb.

Các biến và hằng số

Có liên quan trong bài toán

Δd

vtb

Δt

Đã biết

Δd = 15 km

Δt = 1,5 h

Chưa biết

vtb

 

 

Chiến lược

Sử dụng công thức tốc độ trung bình

Thay các giá trị đã biết và giải.

 

Tính toán

vtb = Δd / Δt

vtb = (15 km) / (1,5 h) = 10 km/h

Vậy người sinh viên đó chạy với tốc độ trung bình 10 km/h

Xác thực

Giá trị tốc độ cho theo quãng đường (km) trên thời gian (h) là đúng.

Gợi ý

Hãy đảm bảo nhận ra số chữ số có nghĩa cho trong câu hỏi khi chúng biến thiên từ câu hỏi này sang câu hỏi khác. Hãy mang các chữ số có nghĩa thừa qua các phép tính trung gian, và sau đó làm tròn đáp số cuối cùng của bạn đến con số chữ số có nghĩa thích hợp.

Sự thành tựu Vật lí

Biểu đồ Thành tựu bên dưới phân chia bốn danh mục kiến thức và kĩ năng khoa học sẽ sử dụng trong mọi khóa học khoa học để ước định và đánh giá sự thành tựu của bạn. Biểu đồ ấy giúp bạn đánh giá quá trình học tập của mình, và lên kế hoạch cải tiến chất lượng, với sự hỗ trợ của thầy cô giáo của bạn.

(lược một số đoạn, những đoạn này sẽ có đầy đủ trong bản ebook)

Bảng 1.1 Biểu đồ thành tựu

Biết và hiểu

Khảo sát

Thảo luận

Liên hệ

Hiểu các khái niệm, các nguyên lí, các định luật và các lí thuyết.

Biết các thực tế và thuật ngữ.

Chuyển đổi các khái niệm sang ngữ cảnh mới.

Hiểu mối liên hệ giữa các khái niệm.

Áp dụng các kĩ năng và chiến lược khảo sát khoa học.

Áp dụng các kĩ năng và thao tác kĩ thuật.

Sử dụng các công cụ, thiết bị và chất liệu.

Thảo luận các thông tin và các ý tưởng.

Sử dụng các thuật ngữ khoa học, các kí hiệu, các quy ước và các đơn vị chuẩn (SI).

Thảo luận trước những người nghe và những mục đích khác nhau.

Sử dụng các dạng thảo luận đa dạng.

Sử dụng công nghệ thông tin cho các mục đích khoa học.

Hiểu mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ, xã hội và môi trường.

Phân tích các vấn đề xã hội và kinh tế liên quan đến khoa học và công nghệ.

Đánh giá các tác động của khoa học và công nghệ đối với môi trường.

Đề xuất các khóa thực tập liên quan đến các vấn đề có nguồn gốc khoa học và công nghệ.

 

Cuối mỗi bài học, bạn sẽ có cơ hội củng cố các khái niệm và kĩ năng mà bạn vừa học qua việc hoàn thành một nghiên cứu, một vấn đề, hoặc một dự án. Trong mỗi bài học, một trong những logo dưới đây sẽ nhắc nhở bạn về nhiệm vụ phải làm ở cuối bài học đó. Các ý kiến được cung cấp dưới mỗi logo để giúp bạn chuẩn bị và lên kế hoạch cho công việc. Việc đánh giá công việc của bạn đối với mỗi nhiệm vụ ở cuối bài học, giống như mọi sự đánh giá khác trong khóa học này, sẽ dựa trên biểu đồ thành tựu ở Bảng 1.1.

 SGK vật lý nuoc ngoai

Kiểm tra Vật lí sẽ cho phép bạn hợp nhất các khái niệm và kĩ năng mà bạn học được từ mỗi đơn vị bài học. Công việc đánh giá cao nhất này sẽ phát triển trong năm, nhưng hoàn tất lúc cuối khóa học. Logo kiểm tra sẽ xuất hiện trong bài học, gợi ý bạn liên hệ những khái niệm và kĩ năng đặc biệt nào đó cho nhiệm vụ cuối khóa của bạn. Các bài học trong quyển sách này trông có vẻ chẳng liên quan gì với nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu cấu trúc bài kiểm tra, bạn sẽ thấy một số tương tác hấp dẫn giữa nhiều khái niệm. Một lần nữa, hãy sử dụng Biểu đồ Thành tựu ở Bảng 1.1 làm chỉ dẫn cho việc đánh giá công việc của bạn.

 

Câu hỏi ôn tập

  1. Giải thích vì sao giải quyết vấn đề là một quá trình sáng tạo. Phát biểu tầm quan trọng của việc tổ chức vấn đề.
  2. Phản ánh về kịch bản trò chơi đã nêu trong bài. Phương pháp tổ chức nào phù hợp nhất với quá trình tư duy mà bạn dùng để giải quyết cùng một vấn đề đó?
  3. Phát triển một kĩ thuật tổ chức vấn đề khác cho bài toán trò chơi đã nêu. Chia sẻ mô hình của bạn với cả lớp.
  4. Bạn được mời làm nhân viên bán hàng bán thời gian vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, bạn xác định tiếp tục theo đuổi học vấn sau khi tốt nghiệp phổ thông và muốn dành thêm thời gian cho việc học tập. Bạn có nên nhận việc làm đó không? Hãy tổ chức vấn đề để giúp bạn quyết định.
  5. Một người bạn hỏi bạn rằng nước nóng có đông đặc nhanh hơn nước lạnh hay không. Hãy tổ chức vấn đề đó.
  6. Một người bạn khác nói với bạn rằng các nhà du hành vũ trụ không có trọng lượng khi họ bay vòng quanh Trái đất. Bạn biết điều này là không chính xác. Hãy tổ chức vấn đề để giúp bác bỏ quan niệm sai lầm trên.

SGK vật lý 11, McGraw-Hill Ryerson

Phần tiếp theo

Mời đọc thêm