Các tai nạn vũ trụ: 10 vận may của loài người (3)

Hiệp Khách Quậy Hydrogen, helium, bụi giữa các sao – đó là các thành phần của một hệ mặt trời. Chỉ việc khuấy trộn với nhau và thắp lửa lên thôi. Xin mời đọc tiếp.

Thắp sáng ngôi sao của chúng ta

Hydrogen, helium, bụi giữa các sao – đó là các thành phần của một hệ mặt trời. Chỉ việc khuấy trộn với nhau và thắp lửa lên thôi.

 

Mặt trời của chúng ta (Ảnh: SDO/NASA)

Vật chất chiếm ưu thế, và thực tế không thể đảo lùi nữa. Khi vũ trụ lạnh đi, các nguyên tử và phân tử bền vững sớm hình thành. Một trăm triệu năm trôi qua, những ngôi sao đầu tiên, những khối khí hydrogen và helium khổng lồ, xuất hiện. Chúng sống nhanh và chết trẻ trong những vụ nổ khủng khiếp gieo mầm vũ trụ với những nguyên tố nặng hơn, thành phần của những ngôi sao và thiên hà sau này. Trong số những thiên hà đó là Dải Ngân hà. Chẳng có mấy điều đáng chú ý xảy ra tại một trong những góc khuất của nó, mãi cho đến 9 tỉ năm sau Big Bang.

Cái gì tạo ra một hệ mặt trời? Hydrogen, helium và một đám rải rác bụi bặm choán đầy không gian giữa các sao. Toàn bộ vật chất này đang lơ lửng xung quanh góc vũ trụ của chúng ta với sự dồi dào phong phú trước 4,6 tỉ năm trước. Nhưng cần có thêm nhiều thứ nữa: một tia lửa làm bốc cháy đám mây khí trơ đó.

Manh mối cho bản chất của tia lửa đó được bảo tồn trong các thiên thạch. Không giống như các tảng đá thường bị tan chảy và trộn lẫn có gốc gác thuộc về hành tinh của chúng ta, các thiên thạch vẫn hầu như không thay đổi gì kể từ khi chúng co đặc lại trong khi hệ mặt trời đang hình thành, bảo tồn cơ sở hóa học của những thiên niên kỉ đầu tiên đó.

Một thiên thạch đặc biệt đã được phát hiện ra vào năm 2003 ở Bishunpur, Ấn Độ, chứa những lượng lớn sắt-60, một đồng vị phóng xạ phân hủy trong hơn vài triệu năm thành nickel-60 bền vững. Vì sắt-60 có thời gian sống ngắn như vậy, nên chất khí giữa các sao thường chỉ giữ một vết tích của nó. Những lượng lớn sắt-60 trong thiên thạch Bishunpur gợi ý rằng hệ mặt trời của chúng ta đã hình thành từ một mẻ vật chất phong phú hơn nhiều.

Có khả năng mẻ vật chất này đã được thêm gia vị bởi một sao siêu mới ở gần, Những vụ nổ sao khủng khiếp này là một trong vài quá trình vũ trụ được biết tạo ra những lượng lớn các đồng vị phóng xạ nặng như sắt-60. Các sóng xung kích phát ra từ một vụ nổ sao siêu mới có thể đã kích hoạt sự hình thành của mặt trời và các hành tinh bởi sự nén đám mây khí nguyên thủy.

Hoặc sự hình thành hệ mặt trời có thể là một câu chuyện êm dịu. Theo những tính toán mới, một ngôi sao kềnh đỏ có kích cỡ vừa đủ có thể là đối thủ cạnh tranh với một sao siêu mới trong việc sản xuất sắt-60 và các nguyên tố phóng xạ khác với tỉ lệ thích hợp vừa vặn với các số liệu thiên thạch. Những nguyên tố này được tôi luyện trong một lớp ở sâu bên trong của ngôi sao, được mang lên bề mặt bởi sự đối lưu, và phóng thích ra dưới dạng một phần của cơn gió sao khủng khiếp cũng có thể khuấy động bất kì đám mây khi nào ở gần đó.

Cho dù là một vụ nổ hay là một sự phun trào, mặt trời là ngôi sao hiển nhiên nhất duy nhất mà loài người chúng ta mang ơn vì sự tồn tại của chính mình.

Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm