Nicola Cabibbo: 1935–2010

Hiệp Khách Quậy ... Xin mời đọc tiếp.

 

Ảnh: ICTP Photo Archive

Nhà vật lí người Italy Nicola Cabibbo, người mà nhiều người cho rằng đáng lẽ nên được tặng chung thưởng giải Nobel vật lí năm 2008 cho sự đóng góp của ông cho sự tìm hiểu cơ chế của sự hòa trộn quark, đã qua đời hôm 16/8, thọ 75 tuổi.

Cabibbo nắm giữ nhiều vị trí danh cao vọng trọng trong sự nghiệp của ông, trong đó có chức chủ tịch Viện Vật lí Hạt nhân Quốc gia Italy (INFN). Lúc tạ thế, ông đang làm việc tại Đại học Rome "La Sapienza", và là chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng, và chủ tịch hội đồng khoa học tại Trung tâm Vật lí Lí thuyết Quốc tế Abdus Salam (ICTP).

Mới hồi tuần trước, Cabibbo, cùng với Ennackal Chandy George Sudarshan thuộc trường Đại học Texas ở Austin, cùng nhận thưởng huy chương Dirac 2010 của ICTP cho “những đóng góp cơ bản của họ cho việc tìm hiểu các tương tác yếu và những khía cạnh khác của vật lí lí thuyết”. Một người bạn hoặc đồng nghiệp của Cabibbo sẽ được mời tới thay mặt ông nhận thưởng khi tổ chức trao giải vào tháng 11 tới bởi Irina Bokova, tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO).

Nhà tiên phong của lực yếu

Cabibbo nổi tiếng nhất với công trình nghiên cứu của ông về tương tác yếu ở các quark – một hạt cơ bản cấu thành nên các hadron như proton và neutron – và đã được công nhận cho sự đóng góp của ông cho “sự hòa trộn quark” giữa những mùi khác nhau của quark. Năm 1963, ông đã đưa ra “góc Cabibbo” liên hệ xác suất tương đối mà các quark xuống (down) và quark lạ (strange) phân hủy thành các quark lên (up).

Ma trận hòa trộn quark 2x2 của Cabibbo sau này được mở rộng để bao gồm một thế hệ thứ ba của các quark bởi các nhà vật lí người Nhật Bản Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa, những người cùng nhận giải Nobel vật lí 2008 cùng với nhà lí thuyết Yoichiro Nambu. Ma trận Cabibbo–Kobayashi–Maskawa (CKM) thu được mô tả cách thức quark lạ và quark xuống bên trong một kaon có thể chuyển hóa tới lui thành các phản hạt của chúng và, trong khi làm như vậy, thỉnh thoảng vi phạm đối xứng điện tích – chẵn lẻ (CP). Ma trận này còn dự đoán sự tồn tại của những hạt quark mới – quark duyên (charm), quark đáy (bottom) và quark đỉnh (top) – sau này chúng đã được khám phá ra trong các thí nghiệm.

“Cabibbo là một cây đại thụ của nền vật lí hạt đương thời”, phát biểu của Tim Gershon, một nhà vật lí hạt cơ bản tại Đại học Warwick ở Anh quốc. “Tác động của sự đóng góp của ông cho sự phát triển của Mô hình Chuẩn hầu như không thể nào là nói quá”.

Tuy nhiên, một số nhà vật lí vẫn cảm thấy Cabibbo đáng lí ra nên nhận được một suất chia sẻ của giải thưởng Nobel 2008 cùng với Kobayashi và Maskawa cho việc thiết lập nền tảng của ma trận CKM. “Có một cảm nhận chung trong cộng đồng là Cabibbo đúng là xui xẻo nên đã chẳng được nhận giải”, Gershon nói.

Một đời dành cho vật lí học

Sinh ra ở Rome năm 1935, Cabibbo tốt nghiệp ngành vật lí ở trường Đại học Rome "La Sapienza" vào năm 1958 và sau đó làm việc với vai trò một nhà nghiên cứu tại INFN cho đến năm 1962. Sau một thời gian làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, California và tại Đại học Harvard, ông trở lại Italy làm việc tại trường Đại học Aquila vào năm 1965. Năm 1966, ông quay về "La Sapienza", nơi ông tiếp tục ở lại trong quãng còn lại của sự nghiệp của mình. Ông trở thành chủ tịch INFN vào năm 1983 và rồi là chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng kể từ năm 1993.

"Nicola Cabibbo có sức ảnh hưởng rất lớn lên các đồng nghiệp của ông. Ông rất được tôn kính và được xem là một quý ông đích thực”, phát biểu của nhà vật lí lí thuyết Giorgio Parisi ở trường "La Sapienza", người từng được Cabibbo cố vấn cho nghiên cứu tốt nghiệp của mình. “Tôi nhớ ông ấy luôn dành một chút thời gian vào sáng thứ bảy để làm vật lí. Đối với ông ấy, nó giống như trò chơi ghép hình vậy”.

Nguồn: physicsworld.com

Mời đọc thêm